ChatGPT không thể thay thế sứ mệnh cao cả của người thầy
Hình ảnh giáo viên với "con thuyền tri thức" sẽ thay đổi thế nào trong “cơn bão” trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT? Thay vì lo lắng phần mềm ứng dụng này sẽ thách thức ngành giáo dục, “soán ngôi” thầy cô giáo, nhiều người cho rằng nên sử dụng nó một cách thông minh, hỗ trợ việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu.
Không thể thay thế tâm huyết, trí tuệ của người thầy
ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer) hiểu đơn giản là một phần mềm ứng dụng nói chuyện được nhiều chủ đề với robot ảo. Nó có thể viết một bài luận xuất sắc, thậm chí chỉ mất 6 phút để soạn một giáo án. Điều ấy khiến không ít người đặt câu hỏi liệu công nghệ này có thay thế được vị trí, vai trò của người thầy? Tuy nhiên, nhiều giáo viên khẳng định, dù thông minh đến đâu thì ChatGPT cũng không thay thế được người thầy, bởi chỉ số thông minh (IQ) có thể được thay thế, nhưng trí tuệ cảm xúc (EQ) chắc chắn còn rất lâu. Hơn nữa, giáo dục là ngành đặc biệt, liên quan đến hình thành năng lực, phẩm chất, kỹ năng của con người. Do đó, một cỗ máy hay công nghệ không thể thay được vai trò của người thầy.
“ChatGPT có vận động học sinh đi học được không? Có giúp học sinh biết đồng cảm, sẻ chia không? Có hướng tới phát triển các kỹ năng được không? Nên tận dụng chứ không nên lạm dụng, nhất là việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã và đang còn nhiều bất cập...”. Đó là những câu hỏi và cũng là câu trả lời mà nhiều giáo viên chia sẻ khi được hỏi về sự quan ngại nếu ChatGPT thay thế giáo viên.
Thầy và trò Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT Đăk Glong (tỉnh Đắk Nông) trong một hoạt động học tập trải nghiệm. |
Sau khi công nghệ trí tuệ nhân tạo ChatGPT ra đời, cô Lê Thị Anh, Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT Đăk Glong (huyện Đăk Glong, tỉnh Đắk Nông) đã nghiên cứu và thử ứng dụng để nắm bắt xu thế cũng như những tính năng ưu việt được giới thiệu từ công nghệ này. Qua trải nghiệm, cô khẳng định ChatGPT không thể thay thế vai trò, vị trí của người giáo viên trong giáo dục. Cô Lê Thị Anh phân tích: “Mỗi học sinh có năng lực tiếp thu bài giảng khác nhau, giáo viên phải dựa trên khả năng đó để soạn giáo án và phân loại từng nhóm năng lực của học sinh. Nếu chỉ dựa vào giáo án sẵn từ ChatGPT, hiệu quả tiếp thu kiến thức chỉ ở một số em có năng lực phù hợp với bài giảng mà ChatGPT đưa ra. Tuy nhiên, sẽ tốt nếu giáo viên sử dụng ứng dụng này làm tài liệu tham khảo".
Nhìn nhận ở góc độ tiến bộ của khoa học công nghệ, ChatGPT là xu thế tất yếu, GS, TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng: “Trong giáo dục, tính người rất cao. Giáo viên không đơn thuần là dạy kiến thức mà còn phát hiện ra thiên hướng, năng lực cá thể của từng người học, giúp các em phát triển. Đó mới là điều quan trọng”.
Theo GS, TS Nguyễn Văn Minh, không phần mềm, ứng dụng nào có thể thay thế được người thầy. Vì vậy, chúng ta không nên quan ngại. Thay vào đó, chúng ta khuyến khích mọi người sử dụng một cách thông minh và nhân văn. Nếu sợ sự tiến bộ của công nghệ để kìm hãm sẽ là xu hướng lạc hậu. Mọi kỹ thuật, công nghệ do con người tạo ra đều có thể can thiệp được. Vấn đề là, để chống lại những gian lận, thiếu liêm chính trong học thuật, chúng ta phải giáo dục ý thức, lòng tự trọng trong con người. Đây là việc khó, phải làm bền bỉ, thường xuyên và liên tục.
Trợ thủ đắc lực nếu dùng đúng cách
ChatGPT ra đời sẽ là trợ thủ giúp thúc đẩy giáo viên cập nhật, ứng dụng công nghệ sáng tạo trong bài giảng, tạo sự hấp dẫn, hứng thú cho học sinh, đồng thời hỗ trợ, rèn luyện chuyên môn tốt hơn. Thầy Ngô Huy Tâm, chuyên gia giáo dục, Chủ nhiệm chương trình quốc tế Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa (Hà Nội) cho rằng: “Với lĩnh vực giáo dục, ChatGPT có thể hỗ trợ người học đưa ra các câu trả lời nhanh chóng với độ chính xác cao. Điều này giúp người học giảm kiến thức phải ghi nhớ hay thuộc lòng, họ có thể tập trung vào các mục tiêu giáo dục ở cấp nhận thức cao hơn là tổng hợp, phân tích, đánh giá và sáng tạo. Một trong những tiềm năng đột phá của ChatGPT về quy trình viết học thuật là có thể giúp học sinh, sinh viên lên cấu trúc và hình thành ý tưởng cũng như suy nghĩ của mình, giúp các em cải thiện kỹ năng viết”.
Tuy nhiên, thầy Ngô Huy Tâm cũng cảnh báo, trong bối cảnh tin giả xuất hiện ngày càng nhiều, việc người dùng phụ thuộc hay sao chép thông tin từ ChatGPT sẽ đưa đến những hiểu nhầm kiến thức và sự thật. Điều khiến ChatGPT được cả thế giới quan tâm và dậy sóng không chỉ nằm ở khả năng xử lý hàng tỷ tham số trong một giây, nói chuyện như người thật mà còn ở tính chính xác của thông tin. Dù công nghệ thông minh, được đào tạo để đọc, tổng hợp hàng tỷ văn bản nhưng ChatGPT không có khả năng sao chép kỹ năng phân tích, phản biện của người thật. Chất lượng câu trả lời và độ chính xác mà ChatGPT đưa ra phụ thuộc vào chất lượng của hệ thống dữ liệu đầu vào.
Là chuyên gia về công nghệ giáo dục, TS Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) đưa ra một số khuyến nghị. Trước mắt, trong những điều kiện cho phép, có thể tích hợp dùng ChatGPT một cách có cân nhắc và kiểm soát. Đó là sử dụng ChatGPT trong một số hoạt động dạy học mang tính gợi mở, khám phá thông tin sơ bộ như tạo lập dàn ý, tóm tắt vấn đề, chủ đề học tập, nghiên cứu; rèn kỹ năng đặt câu hỏi đa dạng, triển khai vấn đề; kỹ năng đánh giá và kiểm chứng thông tin... Tuy nhiên, người sử dụng bắt buộc phải ghi chú phần nào do ChatGPT thực hiện trong quá trình diễn giải nội dung hay trích dẫn nguồn.
Nhiều chuyên gia công nghệ cho rằng, các trường cần thích nghi và tận dụng lợi thế của ChatGPT để phục vụ giáo dục-đào tạo hơn là tìm cách ứng phó. Sự xuất hiện của internet hàng thập kỷ trước cũng đã khiến nhiều người choáng váng. Bởi vậy, hãy coi sự xuất hiện của ChatGPT là bình thường, là một dạng tra cứu thông tin trên internet. Suy cho cùng, ở bất cứ nền giáo dục nào, thời đại nào thì trí tuệ và tâm huyết của người thầy mới là nhân tố quyết định chất lượng của một nền giáo dục.
Bài và ảnh: MINH CHUYÊN
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.