• Click để copy

Chống hàng giả trong thương mại điện tử - kinh nghiệm và thách thức

Chống hàng giả trong thương mại điện tử đã và đang là vấn đề “nóng” tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để cung cấp thông tin góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật về đấu tranh chống hàng giả trong môi trường điện tử, bài viết giới thiệu những kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này theo phân tích của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

1. Xu hướng và sự phát triển của thương mại điện tử

 Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sự phát triển của Internet đã tạo nền tảng và cơ chế mới để giao dịch hàng hóa và dịch vụ - Đó là thương mại điện tử. Cơ chế kinh doanh này đang phát triển mạnh mẽ trong các nền kinh tế trên toàn thế giới, với các biểu hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, về tốc độ phát triển: Trong 4 năm liên tiếp (từ năm 2016 đến hết năm 2019), doanh số bán hàng trực tuyến từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng (Business To Consumer, hay B2C) tăng 82% so với thời gian trước đó, đạt 4,2 nghìn tỷ USD. Riêng năm 2000, thương mại điện tử toàn cầu ghi nhận mức tăng vượt trội, lên tới 25,7% do giãn cách xã hội liên quan đến COVID-19 và chiếm 17,8% tổng doanh số bán lẻ. Đến năm 2025, con số này được dự báo sẽ tăng lên 7,2 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 24,5% tổng doanh số bán lẻ toàn cầu.

Thứ hai, về quy mô phát triển: Theo ước tính, hiện có khoảng 12 đến 24 triệu trang thương mại điện tử, trong số đó hầu hết các trang đều có quy mô nhỏ. Có dưới một triệu người bán bán được hơn 1 nghìn USD mỗi năm. Các công ty thương mại điện tử lớn hơn là các doanh nghiệp trị giá hàng tỷ đô la, có trụ sở chính ở Trung Quốc và Hoa Kỳ. 13 công ty lớn nhất đã bán hàng hóa và dịch vụ trị giá 2,9 nghìn tỷ USD vào năm 2019, chiếm gần 60% tổng doanh số bán hàng B2C trong năm đó. Số lượng các trang mạng tham gia vào thương mại điện tử (e-commerce sites) liên tục thay đổi với những người mới ra nhập thị trường và những người khác rời đi.

Thứ ba, về phương thức kinh doanh: Thương mại điện tử đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số kênh phân phối tiếp cận người tiêu dùng, vượt qua các cửa hàng bán lẻ truyền thống do sự hiệu quả về thời gian và chi phí. Các kênh phân phối được hưởng lợi nhiều nhất là bưu điện và các dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế như FedEx, UPS và DHL.

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, bên cạnh tính ưu việt mà hình thức kinh doanh này mang lại, các đối tượng sản xuất và buôn bán hàng giả đã khai thác khá thành công loại hình kinh doanh này (đặc biệt là các kênh phân phối) để mang lại lợi nhuận bất hợp pháp. Có rất ít rủi ro bị phát hiện vì số lượng hàng hóa được vận chuyển trong các bưu kiện và gói thư riêng lẻ thường nhỏ và các lô hàng được trộn lẫn với rất nhiều mặt hàng khác được giao dịch hợp pháp. Vào năm 2019, khoảng 63,9% các vụ bắt giữ hàng giả liên quan đến các mặt hàng được gửi qua đường bưu điện. Hầu hết các vụ bắt giữ đều có số lượng nhỏ. Các mặt hàng được gửi qua đường bưu điện chiếm 10% tổng giá trị bị tịch thu toàn cầu.

2. Nỗ lực chống hàng giả của các quốc gia

Trong những năm gần đây, chính phủ các nước đã đấu tranh chống hàng giả và gian lận thương mại điện tử theo nhiều cách khác nhau. Các biện pháp được tiến hành có thể là khuyến khích hợp tác với và giữa các bên liên quan trong thương mại điện tử; hoặc đề xuất, áp dụng các biện pháp cụ thể để cải thiện hoạt động thương mại điện tử.

Tại Úc: Chính phủ Úc đang xây dựng cơ chế để người tiêu dùng xác minh người bán được ủy quyền của các sản phẩm có thương hiệu trên website của người bán. Theo cơ chế này, người tiêu dùng sẽ nhấp vào biểu tượng liên kết đến cơ quan đăng ký nhãn hiệu của Chính phủ. Cơ quan này sẽ xác thực người bán là nhà cung cấp sản phẩm hợp pháp.

Tại Hoa Kỳ và Anh: Các nhóm công tác đã được thành lập để giải quyết các vấn đề về sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử. Theo đó:

+ Chính phủ Hoa Kỳ đã thành lập Nhóm Công tác Thương mại Điện tử (Electronic Commerce Working Group, viết tắt là ECWG) thuộc Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (Department of Homeland Security, viết tắt là DHS) vào năm 2017 để thúc đẩy và khuyến khích trao đổi thông tin, dữ liệu hữu ích giữa các nền tảng bán hàng trực tuyến và với người gửi hàng, người vận chuyển hàng hóa giao nhận, người môi giới và các đối tượng liên quan khác. Tháng 1 năm 2020, Hoa Kỳ đã thành lập Hiệp hội chống hàng giả để xác định những kẻ trục lợi bất chính trực tuyến (Anti-Counterfeiting Consortium to Identify Online Nefarious Actors, viết tắt là ACTION). Hiệp hội này giám sát và báo cáo hiệu quả, các phương pháp hay trong khu vực tư nhân tại Báo cáo về chống buôn bán hàng giả và hàng lậu.

+ Chủ sở hữu các thương hiệu tại Anh được yêu cầu làm việc với cơ quan thực thi pháp luật để xác định các website bán hàng giả. Sau đó, cơ quan thực thi pháp luật cung cấp thông tin về các website vi phạm cho cơ quan đăng ký và quản lý hoạt động của website. Cơ quan này sẽ đình chỉ hoạt động các website có liên quan.

Tại Liên minh Châu Âu (EU): Trong phạm vi EU, Bản ghi nhớ (MOU) tự nguyện giữa với các chủ sở hữu quyền thuộc nhiều ngành và nền tảng internet được ký kết nhằm giải quyết các vấn đề tiềm ẩn. Ủy ban EU đóng vai trò điều hành, chứng kiến việc ký kết và hỗ trợ để đảm bảo các nội dung ghi nhận tại MOU được triển khai đúng hướng.

Văn phòng Sở hữu Trí tuệ của Liên minh Châu Âu (European Union Intellectual Property Office, viết tắt là EUIPO) hợp tác với một website cung cấp thông tin cơ bản về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên các nền tảng khác nhau. Đây là một phần của quá trình phát triển Cổng thực thi sở hữu trí tuệ EU. Trong tương lai, Cổng thực thi sở hữu trí tuệ dự kiến được phát triển thành một hệ thống, cho phép các nhà khai thác nền tảng liên hệ trực tiếp với chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ để xác định các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Ngoài ra, EU còn quan tâm đến việc phát triển một hệ thống an toàn, cho phép chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ báo cáo thông tin về vi phạm, sau đó các nhà khai thác nền tảng tham gia có thể truy cập thông tin này.

Ngoài ra, ở phạm vi quốc gia, các thành viên EU cũng đồng thời áp dụng các biện pháp riêng biệt. Ví dụ tại Bỉ, Chính phủ hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật ở các lĩnh vực pháp lý khác, tập trung vào việc kiểm soát Internet, gỡ bỏ các website buôn bán hàng giả. Cơ quan thẩm quyền tăng cường giám sát, quản lý hoạt động đăng ký các trang mạng kinh doanh. Các website nghi ngờ được xem xét kỹ lưỡng và xác minh trước khi được cấp phép hoạt động.

3. Nỗ lực chống hàng giả của các nền tảng thương mại điện tử

Các nền tảng trực tuyến lớn đã phát triển các cơ chế để nâng cao lòng tin của tất cả các bên sử dụng nền tảng của họ, bảo vệ khách hàng, bảo vệ thương hiệu và các cửa hàng trực tuyến khỏi vấn nạn hàng giả. Các cơ chế hành động tập trung vào một số lĩnh vực, bao gồm:

Đối với người bán hàng: Người bán được kiểm tra trước khi được phép giao dịch trên các nền tảng trực tuyến. Họ cũng phải tuân theo thỏa thuận về việc cấm bán các sản phẩm giả mạo. Đồng thời, người bán phải cung cấp cho nhà khai thác nền tảng cơ sở pháp lý để xử lý khi bị phát hiện kinh doanh hàng giả.

Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng được cung cấp các công cụ để dễ dàng xác định danh tính và thông tin chi tiết nhà sản xuất, phân phối sản phẩm thông qua mã sản phẩm (Ví dụ sử dụng ứng dụng quét mã iCheck…).

Đối với chủ sở hữu nhãn hiệu: Chủ sở hữu nhãn hiệu được cung cấp các công cụ sàng lọc nhằm kịp thời phát hiện hàng giả và đảm bảo rằng mặt hàng này sẽ bị gỡ xuống nhanh chóng.

Ngoài ra, các nền tảng thương mại điện tử đặc biệt chú trọng hoạt động hợp tác, phối hợp trong thực thi pháp luật và bảo đảm an ninh nội bộ, trong đó có thể kể đến:

Thứ nhất, đẩy mạnh hợp tác giữa khu vực tư nhân và với cơ quan thực thi pháp luật: Các nền tảng và cơ quan thực thi pháp luật phối hợp cùng nhau để tiến hành các biện pháp chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Các tổ chức, cá nhân liên quan chủ động chia sẻ thông tin (bao gồm cả các thông tin tình báo) về các diễn biến, phương thức thủ đoạn và xu hướng tội phạm mạng. Trong nhiều trường hợp, thông tin về các cá nhân, tổ chức vi phạm bị xóa khỏi nền tảng được công khai.

Hai là, tăng cường hợp tác chia sẻ thông tin trong khu vực tư nhân: Các nền tảng tiên phong đang kiến tạo một nền tảng chung chia sẻ dữ liệu trong khu vực tư nhân. Nền tảng chung này được sử dụng cho mục tiêu thống nhất là chia sẻ thông tin tình báo chống lại các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng giả và mạng lưới tội phạm của chúng.

Ba là, phát triển bí quyết nội bộ (internal know-how): Các nền tảng phát triển trí tuệ nhân tạo nội bộ để chống lại hàng giả, sử dụng các công cụ như phân tích đánh giá mô phỏng kinh nghiệm (heuristics), thuật toán và học máy (machine learning).

Bốn là, thực hiện minh bạch: Các nền tảng mở rộng công khai thông tin về kết quả của các biện pháp chống hàng giả. Ví dụ: Công bố báo cáo hàng năm về kết quả hoạt động chống hàng giả trên nền tảng thương mại của mình.

4. Những vấn đề thách thức

Mặc dù các bên liên quan đã thực hiện nhiều hành động chống hàng giả, nhưng vẫn còn những thách thức đáng kể. Nghiên cứu cho thấy mạng lưới tội phạm đã có những phản ứng nhanh chóng, lợi dụng những kẽ hở pháp lý để thực hiện hành vi vi phạm. Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn sử dụng các biện pháp công nghệ để linh hoạt thích ứng, che giấu tội phạm bị phát hiện. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước và các ngành công nghiệp sử dụng kênh thương mại điện tử cần phải được kiểm tra, rà soát thường xuyên. Trong các thách thức quan trọng được giải quyết có thể kể đến:

Thương mại điện tử là môi trường đặc biệt rộng lớn, khó kiểm soát. Với hàng triệu người bán hàng sử dụng Internet, việc kiểm soát nguồn hàng là hết sức khó khăn. Ngoài ra, rất khó sàng lọc đầy đủ các hoạt động di chuyển xuyên biên giới của hàng giả khi mà các hàng hóa này được vận chuyển trong các bưu kiện nhỏ và gói thư. Bởi lẽ, hầu hết các nền kinh tế đều áp dụng miễn trừ tối thiểu theo Điều 60 của Hiệp định TRIPS đối với hàng hóa nhập khẩu qua đường bưu điện với số lượng hạn chế, thay vì chỉ áp dụng cho hàng hóa được hành khách sử dụng cho mục đích cá nhân khi di chuyển

Quy định pháp luật nhiều quốc gia chưa đầy đủ và hiệu quả. Chế tài xử lý và các biện pháp ngăn chặn hàng giả chưa đủ sức răng đe. Phần thưởng cho việc đấu tranh chống hàng giả chưa thỏa đáng. Lỗ hổng thực thi và năng lực thể chế hạn chế đã và đang bị những kẻ làm hàng giả và mạng lưới tội phạm lợi dụng triệt để. Quy định trách nhiệm của các nhà điều hành nền tảng đối với việc chống hàng giả chưa được cụ thể hóa.

Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu chia sẻ thông tin và cộng tác giữa các bên liên quan trong khu vực nhà nước và tư nhân.

Các nhà khai thác nền tảng chưa đủ linh hoạt để đối phó với các mối đe dọa mới, đa dạng và phức tạp. Phạm vi trách nhiệm của các bên cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại trực tuyến (hãng chuyển phát nhanh, phương tiện truyền thông xã hội, cơ quan xử lý thanh toán và công cụ tìm kiếm…) chưa rõ ràng.

Việc giám sát và kiểm tra các nhà bán lẻ trung gian (third-party sellers) chưa đầy đủ. Cùng với đó, việc bảo vệ quyền riêng tư của các bên liên quan trong thương mại trực tuyến gặp nhiều thách thức.

Thương mại điện tử đã và đang khẳng định là xu hướng phát triển tất yếu của hoạt động thương mại trong kỷ nguyên công nghệ 4.0. Trong quá trình đó, đối với mọi quốc gia, phát triển luôn song hành cùng thách thức. Từ góc độ của nước đang phát triển, Việt Nam rất cần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và kết hợp với đặc thù đất nước để giải quyết tốt bài toán hội nhập và phát triển.

Đỗ Minh Thuỷ

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.