Chủ tịch Quốc hội dự Kỳ họp thứ mười hai, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội
Sáng 3-7, tại Hà Nội, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành Kỳ họp thứ mười hai. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự.
Cùng dự có các đồng chí: Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Trưởng ban Công tác đại biểu, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh…
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Kỳ họp thứ mười hai, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội. |
Về phía Hà Nội, dự kỳ họp có các đồng chí: Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Phó bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Trần Sĩ Thanh; Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn và các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố…
Hà Nội thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”
Phát biểu khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, với tinh thần lan tỏa sự đổi mới, thiết thực, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động của Quốc hội; trên cơ sở triển khai Đề án số 15 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân dân các cấp giai đoạn 2021-2026 gắn với thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và củng cố chính quyền nông thôn tại thành phố Hà Nội”; thực hiện Quy chế phối hợp giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội - Thường trực Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố giai đoạn 2021-2026, Thường trực Hội đồng Nhân dân Thành phố đã cùng các cơ quan thống nhất các nội dung cho kỳ họp, với phương châm chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản, từ sớm, từ xa.
Kỳ họp này dự kiến tổ chức trong 4 ngày để xem xét, thông qua 43 nội dung, gồm 21 báo cáo và 22 Nghị quyết. Đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung quan trọng và cũng là kỳ thường lệ đầu tiên thực hiện theo Nội quy kỳ họp mới khóa 16 đã được Hội đồng Nhân dân Thành phố thông qua tại kỳ họp cuối năm 2022.
![]() |
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu dự Kỳ họp thứ 12, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội. |
Đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội giữa nhiệm kỳ, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh: “Thành phố đã cơ bản thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phục hồi phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế Thủ đô đã vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tăng trưởng trong 2 năm 2021-2022 gấp 1,12 lần, 6 tháng đầu năm 2023 gấp 1,6 lần cả nước. Thu ngân sách đảm bảo và vượt dự toán hàng năm”.
Tìm giải pháp đột phá, tầm nhìn xa hơn
Phát biểu tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, trong năm 2023, Thành ủy đã cho ý kiến để Ban Thường vụ Thành ủy tiếp thu, hoàn thiện, chuẩn bị ban hành chỉ thị về “tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm trong xử lý công việc của các cấp ủy, địa phương, đơn vị thuộc Thành phố Hà Nội” mục tiêu từng bước khắc phục tâm lý sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; đồng thời khuyến khích, động viên cán bộ dám nghĩ, dám làm, đổi mới, sáng tạo vì lợi ích chung.
Gợi mở vấn đề, đồng chí Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, tại kỳ họp này, Hội đồng Nhân dân Thành phố sẽ xem xét 21 báo cáo và 22 nghị quyết rất quan trọng về cơ chế, chính sách, định mức chi trên địa bàn Thành phố.
![]() |
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu khai mạc kỳ họp. Ảnh: DUY LINH |
Vì vậy, đồng chí đề nghị các đại biểu Hội đồng Nhân dân cần thảo luận kỹ, đi sâu, làm rõ tính hiệu quả, các giải pháp đột phá, tầm nhìn xa hơn, bảo đảm phù hợp, khả thi để triển khai nhanh, góp phần khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế to lớn của Thủ đô về nguồn lực con người, khoa học và công nghệ, giải phóng các nút thắt về hạ tầng, thể chế và phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ của cơ sở.
Đồng chí Đinh Tiến Dũng cũng đề nghị tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân đầu tư công đảm bảo đạt mức cao nhất, tăng trách nhiệm người đứng đầu, đưa kết quả giải ngân thành 1 chỉ tiêu để đánh giá thi đua năm 2023; đặc biệt quan tâm đến việc giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đường vành đai 4 đã được Quốc hội thông qua, đảm bảo toàn bộ mặt bằng sạch đến cuối năm 2023.
“Bên cạnh đó, cần kiên quyết cắt giảm vốn của các dự án không giải ngân được, hoặc có tỷ lệ giải ngân thấp để bổ sung nguồn vốn chi trả nợ các dự án có khả năng giải ngân tốt… nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công”, đồng chí Đinh Tiến Dũng nói.
![]() |
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu. Ảnh: DUY LINH |
Củng cố, phát huy cao nhất các động lực tăng trưởng
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân Thành phố do Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn trình bày, trong 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả tích cực. GRDP ước tăng 5,97% so cùng kỳ (cả nước tăng 3,72%). Tính chung 6 tháng đầu năm 2023: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 220,1 nghìn tỷ đồng, đạt 62,4% dự toán, tăng 22,9% so với cùng kỳ; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 2,3% so với cùng kỳ; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 369 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước; khách du lịch đến Hà Nội gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,22%...
![]() |
Quang cảnh phiên khai mạc. Ảnh: DUY LINH |
6 tháng cuối năm, Ủy ban Nhân dân Thành phố kiên định mục tiêu bảo đảm các cân đối của nền kinh tế; tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; nắm chắc tình hình, tăng cường phân tích, dự báo nhằm xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh kịp thời thích ứng với tình hình; tiếp tục củng cố và phát huy cao nhất các động lực tăng trưởng của xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư; đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, khắc phục xu hướng tăng chậm lại của sản xuất công nghiệp, nâng cao sức mua hàng hóa và dịch vụ, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; đẩy nhanh công tác lập quy hoạch; tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; bảo đảm quốc phòng, quân sự địa phương và trật tự an toàn xã hội…
CHIẾN THẮNG
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.