• Click để copy

Chuyển đổi số lĩnh vực bảo tàng - “đòn bẩy” để phát triển

Chuyển đổi số có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia.

Hiện nay, vấn đề chuyển đổi số trong các bảo tàng, di tích lịch sử đã được triển khai và phát huy hiệu quả rất tích cực, phù hợp với xu thế phát triển hiện tại và đáp ứng nhu cầu thưởng thức, tìm hiểu của người xem. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn trong việc triển khai ứng dụng công nghệ số mà các bảo tàng, di tích đang phải đối mặt.

Số hóa hình ảnh, hiện vật-xu hướng tất yếu

Từ năm 2013, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo 3D giới thiệu 3 trưng bày chuyên đề: Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam, Đèn cổ Việt Nam và Linh vật Việt Nam với mục đích giới thiệu trưng bày tới rộng rãi công chúng trong và ngoài nước.

Sau đó, tiếp tục xây dựng trưng bày ảo 3D với các chủ đề: Việt Nam thời Tiền sử, Văn hóa Đông Sơn, Triều Ngô. Đặc biệt, trưng bày ảo 3D chuyên đề Bảo vật quốc gia giới thiệu 20 Bảo vật quốc gia đã được hoàn thiện và đưa vào phục vụ công chúng. Việc ứng dụng công nghệ số để thiết kế nội dung chương trình như sử dụng hình ảnh 3D, video, âm nhạc, trưng bày ảo… đã làm cho những chương trình tham quan trực tuyến trở nên hấp dẫn, sinh động hơn.

Chuyển đổi số lĩnh vực bảo tàng - “đòn bẩy” để phát triển

Khách tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. 

Theo Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nguyễn Văn Hà, từ năm 1997, Bảo tàng đã nghiên cứu và xây dựng phần mềm quản lý hiện vật bảo tàng, thông tin hiện vật được nhập liệu để quản lý và khai thác phục vụ các công tác chuyên môn chính tại bảo tàng.

Đồng thời bảo tàng đã sử dụng phần mềm Object-ID nhập thông tin một số sưu tập hiện vật, cơ sở dữ liệu quản lý hiện vật này có các chức năng kết nối, khi hiện vật bị thất lạc, thông tin của hiện vật sẽ được chuyển đến Interpol để truy tìm hiện vật (phần mềm này được cài đặt dưới sự giúp đỡ của Bảo tàng Nhiệt đới Hà Lan năm 1997). Năm 2004, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng đã thực hiện ứng dụng phần mềm quản lý thông tin hiện vật do Cục Di sản văn hóa xây dựng để thống nhất quản lý các sưu tập hiện vật trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam.

Với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam thì việc ứng dụng chuyển đổi số trong việc thuyết minh, trưng bày hiện vật luôn được coi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hiện nay, ứng dụng thuyết minh đa phương tiện iMuseum VFA là một trong những nỗ lực bước đầu của Bảo tàng trong việc giới thiệu các tác phẩm mỹ thuật phục vụ khách tham quan và phát huy hiện vật bảo tàng trên môi trường số.

Chỉ với chiếc điện thoại di động hoặc máy tính bảng có kết nối internet và trả phí tải ứng dụng, khách tham quan có thể tự do khám phá 165 tác phẩm tiêu biểu trên hệ thống trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trực tiếp và trực tuyến bất cứ khi nào và ở bất cứ nơi đâu trên toàn thế giới.

TS Nguyễn Anh Minh Giám đốc, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết: Đứng trước thách thức phải đổi mới, phải ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thu hút và phục vụ khách tham quan, với nguồn kinh phí đầu tư hạn chế của Nhà nước, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã chủ động kết nối, tìm kiếm đối tác xã hội hóa, hợp tác công - tư để đưa công nghệ số vào bảo tàng.

Chuyển đổi số lĩnh vực bảo tàng - “đòn bẩy” để phát triển

Khách tham quan Bảo tàng Mỹ thuật bằng ứng dụng thuyết minh đa phương tiện iMuseum VFA.

Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa và đang lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 1000 di tích đã được kiểm kê, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 89 di tích cấp quốc gia, 90 di tích cấp tỉnh; 3 di sản phi vật thể cấp quốc gia; 10 nhóm cổ vật với 35 hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Thanh Hải, chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu. Riêng ở lĩnh vực văn hóa, di sản, việc số hóa và từng bước chuyển đổi số được xem là một bước tiến quan trọng để vừa làm tốt công tác bảo tồn di sản, vừa đem lại những thay đổi tích cực trong việc khai thác, quảng bá văn hóa, di sản. Chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa di sản đang diễn ra liên tục xuyên suốt và không ngừng nghỉ theo từng mức độ phát triển công nghệ.

Cũng giống như các bảo tàng và di tích lịch sử trong cả nước, Trung tâm Hoạt động Văn hóa, Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch như: Triển khai mã QR code cho 40 hạng mục của di tích, cung cấp thông tin cho khách tham quan; hình thành và phát triển nhiều phần mềm, tiện ích thông minh trong du lịch như hệ thống thuyết minh tự động, hệ thống quản lý nội dung. Hỗ trợ thuyết minh cho khách tham quan bằng thiết bị thuyết minh tự động (Audio Guide) theo chuẩn quốc tế với 12 ngôn ngữ tiếng bản địa: Việt, Anh, Pháp, Trung Quốc...

Theo ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa, Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, khái niệm “Bảo tàng số” “Bảo tàng thông minh” “Bảo tàng ảo” không còn xa lạ, tuy nhiên mức độ chuyển đổi như thế nào và nội dung chuyển đổi gồm những gì còn tùy thuộc vào từng Bảo tàng ở từng lĩnh vực, địa phương khác nhau.

Là một trong những đơn vị ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam từ năm 2005 đã bắt đầu ứng dụng công nghệ trong hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng. Khởi nguồn là phần mềm quản lý hiện vật, màn hình cảm ứng, website, tiếp đến là âm thanh kỹ thuật số hỗ trợ các tổ hợp trưng bày để phục vụ khách tham quan.

Yêu cầu số hóa tài liệu, dữ liệu là thực sự cần thiết vừa đáp ứng yêu cầu lưu trữ dữ liệu, vừa có thể phục vụ cho khách tham quan khai thác tối đa các dữ liệu mà Bảo tàng hiện có. Từ đó góp phần quảng bá các di sản văn hóa tới đông đảo du khách, đem lại lợi ích không chỉ về kinh tế mà còn góp phần bảo tồn các giá trị di sản văn hóa của dân tộc, thúc đẩy du lịch số phát triển.

Cơ chế, chính sách thực hiện chuyển đổi số còn chưa đồng bộ

TS Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật kiến nghị: Cần có những cơ chế, chính sách phù hợp hơn nữa để thu hút các nguồn vốn xã hội hóa, đặc biệt trong lĩnh vực phát huy giá trị hiện vật bảo tàng trên nền tảng số.

Đồng quan điểm với TS Nguyễn Anh Minh, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nguyễn Văn Hà cho rằng, hiện chưa có cơ chế, chính sách và các quy định về tiêu chuẩn, kỹ thuật cụ thể để các bảo tàng có thể chủ động từng bước thực hiện các nhiệm vụ trong chương trình chuyển đổi số.

Vì thế, cần sớm có cơ chế, chính sách và các quy định, định mức về tài chính để các đơn vị có thể từng bước chủ động thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số. Ngoài ra, xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về di sản văn hóa số và ứng dụng công nghệ trong việc số hóa thông tin. Ban hành chuẩn hóa hệ dữ liệu hiện vật bảo tàng để các bảo tàng có thể thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin một cách thuận lợi, hiệu quả.

Chuyển đổi số lĩnh vực bảo tàng - “đòn bẩy” để phát triển

Công chúng tham quan bảo tàng trực tuyến (Tourday online) với chủ đề:“Theo dòng lịch sử: Văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. 

Bên cạnh những thuận lợi và kết quả bước đầu đã đạt được, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa di sản ở Thừa Thiên Huế cũng gặp phải nhiều khó khăn, thách thức.

Theo đồng chí Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, khó khăn bao gồm xây dựng, xác định các nội dung văn hóa, di sản ưu tiên thực hiện chuyển đổi số; việc khảo sát, tập hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ số hóa; việc cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại để đáp ứng yêu cầu lưu trữ, quản lý, tích hợp các nội dung số hóa, chuyển đổi số; các doanh nghiệp công nghệ có nền tảng số phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, di sản trên địa bàn tỉnh chưa phát triển, đội ngũ nguồn nhân lực thành thạo công nghệ thông tin để đáp ứng công việc... và thách thức lớn nhất là vấn đề kinh phí thực hiện các nội dung số hóa, chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, di sản.

Theo báo cáo của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam thì việc chuyển đổi số tại Bảo tàng gặp không ít khó khăn như: Việc ứng dụng công nghệ tất yếu phải đầu tư những khoản kinh phí cho việc lắp đặt, vận hành các thiết bị công nghệ. Mặc dù đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quan tâm, tạo điều kiện, đầu tư để đổi mới trang thiết bị…nhưng  thiết bị và công nghệ thì phát triển từng ngày, từng giờ.

Trong khi thiết bị tại Bảo tàng đã cũ và lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu. Khi đã có thiết bị thì cần đến người vận hành thiết bị. Cán bộ bảo tàng có thể làm tốt chuyên môn nhưng thiếu và yếu kiến thức về công nghệ, dẫn đến khi thực hiện thiếu tự tin, rất lúng túng không biết bắt đầu từ đâu.

Việt Nam có một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ. Vì vậy, vấn đề chuyển đổi số là vô cùng quan trọng để phát huy, bảo tồn giá trị của những di sản, di tích lịch sử của không chỉ Việt Nam mà cả thế giới.

Từ định hướng, chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 52- NQ/TW, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3-6-2020 phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó nhấn mạnh tầm nhìn đến năm 2030: Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.

Quyết định 3611 năm 2021 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số của Bộ VHTTDL đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đặt mục tiêu thực hiện chuyển đổi số các lĩnh vực thuộc công nghiệp văn hóa hướng đến phát triển kinh tế số do Bộ VHTTDL quản lý gồm: di sản văn hóa, bản quyền tác giả, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; quảng cáo; thư viện; du lịch; thể thao…

Bài, ảnh: GIA KHÁNH

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.