• Click để copy

Coober Pedy - ngôi làng dưới lòng đất

Cách vùng đồng bằng ven biển của bang Adelaide (Australia) gần 850km về phía Bắc có một ngôi làng đặc biệt mang tên Coober Pedy, nơi phần lớn người dân sinh sống trong những ngôi nhà dưới lòng đất.

Khoảng 150 triệu năm trước, khu vực Coober Pedy được đại dương bao phủ. Khi nước biển rút đi, biến đổi khí hậu khiến mực nước ngầm hạ thấp. Silica lắng đọng trong các hang và khe nứt gãy dưới lòng đất, hình thành đá mắt mèo (opal) sau hàng triệu năm.

Theo BBC, năm 1915, việc phát hiện một mỏ đá mắt mèo dọc theo đường cao tốc Stuart ngày nay ở miền Nam Australia đã thúc đẩy người dân tới đây định cư, lập thành làng có tên gọi Coober Pedy. Do nhiệt độ ở vùng này có lúc lên tới 52 độ C nên người dân đã nghĩ ra cách xây nhà dưới lòng đất để ở, vừa tránh nắng nóng mùa hè vừa được ấm áp vào mùa đông.

Coober Pedy - ngôi làng dưới lòng đất
Làng Coober Pedy với những ngôi nhà dưới lòng đất. Ảnh: BBC 

Ở Coober Pedy, những ngôi nhà được xây dựng sâu dưới lòng đất 4m để mái nhà không bị sập. Người dân dùng đá sa thạch và đá bột kết để xây nhà. Những ngôi nhà được xây bằng hai loại đá trên luôn duy trì nhiệt độ ở mức 23 độ C vào mùa hè và vào mùa đông, nhiệt độ luôn nhỉnh hơn 2-3 độ C ghi nhận ngoài trời. Hiện nay có khoảng 2.500 cư dân sinh sống ở làng Coober Pedy để tận hưởng sự yên tĩnh và bóng tối. Chi phí xây dựng những ngôi nhà dưới lòng đất tương đối phải chăng, khoảng 24.000 euro cho một ngôi nhà trung bình có 3 phòng ngủ, trong khi phải mất 415.000 euro cho một ngôi nhà ở Adelaide.

Theo BBC, Coober Pedy không phải là khu định cư dưới lòng đất đầu tiên trên thế giới, hay thậm chí là lớn nhất. Tập quán này đã có từ lâu đời (từ thời người Neanderthal-tộc người cổ xưa sinh sống tại đại lục Á-Âu cho tới 40.000 năm trước và đã bị tuyệt chủng) và tiếp tục được duy trì ở những khu vực có khí hậu khắc nghiệt như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Iran, Trung Quốc... nhưng chủ yếu là ở những vùng khô hạn. BBC cho hay, độ ẩm là kẻ thù của các công trình ngầm như nhà dưới lòng đất ở làng Coober Pedy.

NGỌC MINH

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.