• Click để copy

Cột mốc ba biên: Giao điểm của lòng tin, tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào - Campuchia

Cột mốc biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia hay còn gọi cột mốc ba biên Đông Dương, khu vực vẫn được ví von với “tiếng gà gáy sáng ba nước cùng nghe” là một địa điểm rất nổi tiếng ở vùng viễn biên cực Bắc Tây Nguyên, nơi một số hoạt động ý nghĩa, mang tính biểu tượng cao đầu tiên trong chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ nhất sẽ diễn ra vào ngày 14-12.

Không khó để có thể tìm hiểu sơ bộ thông tin về cột mốc đặc biệt này, bởi đây là một điểm đến nổi tiếng không chỉ ở Kon Tum hay vùng Tây Nguyên hùng vĩ mà còn trên khắp cả nước.

Cột mốc ba biên: Giao điểm của lòng tin, tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào - Campuchia
Quốc kỳ ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia tung bay dọc lối lên cột mốc.

Cột mốc ba biên do Việt Nam, Lào và Campuchia cùng thống nhất xây dựng trên đỉnh núi cao 1.086m so với mực nước biển, nơi có cảnh quan núi non trùng điệp, hùng vĩ. Nơi đây vừa là điểm bắt đầu của biên giới Việt Nam - Campuchia, vừa là điểm kết thúc biên giới Việt Nam - Lào. Cột mốc được làm bằng đá hoa cương, có hình trụ tam giác, nặng khoảng 1 tấn, cao 2m. Trên mỗi mặt cột mốc quay về mỗi nước được gắn Quốc huy, ghi năm cắm mốc và tên quốc gia đó bằng chữ màu đỏ của chính nước đó. Phía Việt Nam thuộc xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, phía Lào thuộc tỉnh Attapeu, phía Campuchia thuộc tỉnh Rattanakiri.

Cột mốc ba biên: Giao điểm của lòng tin, tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào - Campuchia
Thông tin về cột mốc ngã ba biên giới Đông Dương.

Trên đỉnh núi cao lộng gió ngàn này, có thể phóng tầm mắt ra xa nhìn thấy lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia và chỉ vài bước chân thôi chúng ta đã có thể đi vòng quanh qua ba nước. Vị trí cột mốc cách Cửa khẩu quốc tế Bờ Y khoảng 10km, cách ngã ba Đông Dương 3km. Đây là cột mốc ba biên thứ hai ở Việt Nam (cột mốc thứ nhất là của ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc, được xây dựng ở A Pa Chải thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên).

Cột mốc ba biên: Giao điểm của lòng tin, tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào - Campuchia
Trên cột mốc có 3 mặt, mỗi mặt thể hiện tên và quốc huy của 3 quốc gia Việt Nam - Lào - Campuchia. 

Cột mốc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia được khởi công ngày 29-11-2007, khánh thành ngày 18-1-2008. Đây là một minh chứng về hòa bình và tình hữu nghị anh em của ba nước Đông Dương, biểu tượng thể hiện rõ nét ý chí, nguyện vọng và quyết tâm của chính phủ và nhân dân ba nước trong hợp tác giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, là minh chứng thể hiện sự tin cậy, hiểu biết và tinh thần hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam, Lào và Campuchia.
Hiện nay cột mốc ba biên đang là điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, UBND tỉnh Kon Tum đã phê duyệt Đề án khai thác du lịch khu vực cột mốc quốc giới chung ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia với mục tiêu là: Khai thác tiềm năng lợi thế vị trí cột mốc biên giới chung ba nước để hình thành và phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ngọc Hồi theo quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần nhóm ngành dịch vụ, du lịch. Phát triển du lịch nhằm đóng góp tích cực vào quá trình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Hồi nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung, góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo, giữ vững quốc phòng an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội.

Cột mốc ba biên: Giao điểm của lòng tin, tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào - Campuchia
Ngã ba Đông Dương là nơi tiếp giáp ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia -  điểm đến thu hút mọi tâm hồn đam mê du lịch.

Ngoài ra, với vị trí địa lý cũng như ý nghĩa đặc biệt mang biểu tượng của sự tin cậy, đoàn kết trong xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, trong những năm qua, cột mốc ba biên luôn được lựa chọn là điểm đến trong các hoạt động về nguồn, giáo dục về lịch sử truyền thống gìn giữ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, tình đoàn kết gắn bó keo sơn của ba nước Đông Dương; nơi giao lưu, gặp gỡ trong các hoạt động đối ngoại nhân dân, đối ngoại biên phòng với tinh thần hợp tác hòa bình, hữu nghị của các lực lượng chuyên trách tỉnh Kon Tum, Attapeu (Lào) và Rattanakiri (Campuchia).

Cột mốc ba biên: Giao điểm của lòng tin, tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào - Campuchia
Cổng chào lối lên Cột mốc ba biên. 

Chúng ta kỳ vọng rằng với những giá trị lịch sử, giá trị biểu tượng về tình đoàn kết hữu nghị keo sơn vốn có của ba nước Đông Dương, sự kiện Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ nhất sẽ thêm phần tô thắm và khẳng định một sự thật trường tồn rằng cột mốc ba biên Đông Dương là một “giao điểm” của lòng tin, ý chí, mục tiêu bằng mọi giá giữ vững tình đoàn kết ba dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia.

Đặc biệt, cột mốc ba bên sẽ là nơi diễn ra những hoạt động hết sức ý nghĩa, mang tính biểu tượng trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ nhất như chào và tô son cột mốc chủ quyền; lực lượng bảo vệ biên giới ba nước phối hợp tổ chức tuần tra, kiểm tra cột mốc ngã ba biên giới; trồng cây hữu nghị, qua đó truyền tải đi thông điệp về tình đoàn kết, hữu nghị, góp phần xây dựng đường biên giới Việt Nam - Campuchia - Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.

NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO QĐND

Bài liên quan

Tin mới

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững
Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững

Một trong những xu hướng phổ biến của lĩnh vực kiến trúc hiện nay là tái thiết di sản kiến trúc-cảnh quan, chuyển đổi công năng, trở thành những công trình văn hóa-nghệ thuật công cộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời tạo sản phẩm mới của công nghiệp văn hóa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp.

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.

Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Tối 19-9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.

Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa
Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa

Thời Minh Mạng, tỉnh Bắc Ninh được thành lập bao gồm cả tỉnh Bắc Giang và một phần đất Hà Nội cùng Vĩnh Phúc ngày nay. Đây là mảnh đất địa linh, nhân kiệt, gắn liền với nền văn minh sông Hồng và cũng là vùng nổi tiếng bởi văn hóa giao tiếp với nhiều tinh túy.

Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang
Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang

Cứ vào khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước tràn đồng thì tình trạng buôn lậu trên tuyến biên giới Tây Nam lại trở nên nóng bỏng và phức tạp.