• Click để copy

Cuộc chiến không khoan nhượng

Những học sinh có hành vi bắt nạt tại Hàn Quốc không chỉ bị lưu hồ sơ cho đến khi làm thủ tục xét tuyển đại học mà còn kéo dài đến khi xin việc. Đó là biện pháp cứng rắn mới nhất của Chính phủ Hàn Quốc trong cuộc chiến chống nạn bạo lực học đường (BLHĐ).

Theo hãng thông tấn Yonhap, Chính ph2023-04-15 giữ bắt buộc hồ sơ kỷ luật đối với các trường hợp sinh viên có hành vi bắt nạt nghiêm trọng lên 4 năm để các trường hợp này sẽ bị bất lợi khi tuyển dụng cũng như khi xét tuyển vào đại học. Điều này nhằm bảo đảm thủ phạm không thể che giấu quá khứ bắt nạt bạn học và phải gánh trách nhiệm nặng nề ngay cả sau khi tốt nghiệp trung học.

Hiện tại, các trường đại học ở Hàn Quốc chỉ đang chú trọng xem xét điểm số, điểm chuyên cần, thành tích ngoại khóa và thư giới thiệu của giáo viên. Theo biện pháp mới, các trường sẽ phải xem xét kỹ hồ sơ kỷ luật bên cạnh bảng điểm của học sinh trong suốt quá trình học trung học. Một số trường đại học dự kiến tự nguyện áp dụng biện pháp mới từ năm 2025.

 Ảnh minh họa: Bạo lực học đường gây hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân cả về thể xác và tinh thần. Ảnh: The Korea Herald

 Ảnh minh họa: Bạo lực học đường gây hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân cả về thể xác và tinh thần. Ảnh: The Korea Herald

Biện pháp mới được Chính phủ Hàn Quốc đưa ra trong bối cảnh nạn BLHĐ đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Hồi cuối tháng 2 vừa qua, chỉ sau một ngày được bổ nhiệm, ông Chung Sun-sin đã phải từ chức Giám đốc Cơ quan Điều tra quốc gia khi thông tin con trai ông có hành vi bạo lực bằng lời nói với bạn học ở trường trung học trong suốt 8 tháng được tiết lộ. Sau khi ông Chung Sun-sin từ chức, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã yêu cầu Bộ Giáo dục nước này giải quyết ngay nạn BLHĐ. “Cần loại trừ BLHĐ khỏi tất cả các trường học”, ông Yoon Suk-yeol nhấn mạnh.

Năm 2004, Hàn Quốc đã ban hành đạo luật đặc biệt về ngăn chặn nạn BLHĐ. Theo đạo luật này, các ủy ban ngăn chặn BLHĐ được thành lập ở các trường phổ thông trên cả nước. Tuy nhiên, các ủy ban này hoạt động kém hiệu quả. Theo The Korea Times, một trong những lý do là hầu hết các thành viên đều không có chuyên môn pháp lý. Gần một nửa số thành viên của ủy ban là phụ huynh học sinh, còn lại là giáo viên và quan chức từ các văn phòng giáo dục địa phương. Bên cạnh đó, quyết định của các ủy ban thiếu thẩm quyền pháp lý. Đây chính là điểm yếu để thủ phạm BLHĐ và người giám hộ của họ lợi dụng để phản đối các quyết định nhằm không bị ghi hành vi bắt nạt vào học bạ.

Theo The Korea Herald, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bị BLHĐ khi còn nhỏ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng suốt đời cho nạn nhân cả về thể xác và tinh thần. Bạo lực bằng lời nói có thể khiến nạn nhân dễ bị rối loạn tâm lý hơn khi lớn lên. Hiện nay, BLHĐ đã chuyển sang các dạng mới, đặc biệt thông qua internet.

Ông Choi Woo-sung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ngăn chặn BLHĐ cho biết: “Bạo lực trong thế giới mà người lớn không biết đang gia tăng, chẳng hạn như tấn công nạn nhân thông qua công nghệ deepfake chỉnh sửa khuôn mặt của nạn nhân thành những hình ảnh xúc phạm hoặc chế giễu họ thông qua các ứng dụng trò chuyện ẩn danh”.

Một số thủ phạm trong các vụ BLHĐ gặt hái thành công trong sự nghiệp, trong khi nạn nhân phải chịu đựng nỗi đau dai dẳng. Ngành truyền hình và thể thao xứ kim chi đã chứng kiến làn sóng vạch trần hành vi lạm dụng, bắt nạt trong quá khứ của các ngôi sao. Giáo sư xã hội học Koo Jeong Woo tại Đại học Sungkyunkwan nhận định: “Nạn nhân BLHĐ bị tổn thương một lần nữa khi thấy những kẻ bắt nạt mình trên ti vi, đặc biệt là những kẻ chưa từng bị trừng phạt hoặc đưa ra lời xin lỗi chân thành về hành vi sai trái của mình”. Trong khi đó, theo luật sư chuyên về BLHĐ Noh Yoon-ho, điều các nạn nhân muốn nhận là lời xin lỗi chân thành từ kẻ bắt nạt và quay trở lại cuộc sống bình thường với sự bảo đảm rằng bạo lực như vậy sẽ không xảy ra.

Ông Chung Jae-joon, Giám đốc Viện Phòng chống BLHĐ Hàn Quốc kêu gọi chính quyền nước này tăng cường lực lượng cảnh sát tại trường học chịu trách nhiệm giải quyết BLHĐ và quản lý học sinh tham gia vào các vụ va chạm. “Theo thống kê, trung bình một cảnh sát đang phụ trách 15 trường học ở Hàn Quốc, trong khi ở Mỹ, khoảng 67% trường học có một cảnh sát phụ trách riêng. Các trường học ở Hàn Quốc vẫn chưa có khả năng ứng phó nhanh với bạo lực”, ông Chung Jae-joon đánh giá.

LÂM ANH

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.