• Click để copy

Cuộc đua “mâu-thuẫn” giữa UAV và phương tiện chiến đấu trong cuộc xung đột Ukraine

Cuộc xung độ tại Ukraine đã chứng minh các loại thiết bị bay không người lái (UAV) tự sát đang là đối thủ nguy hiểm nhất đối với các phương tiện chiến đấu, kể cả những chiếc xe tăng tiên tiến nhất trong tác chiến phi đối xứng.

Trên chiến trường, quan hệ “mâu và thuẫn” trong phát triển vũ khí lại một lần nữa được thể hiện. Khi mọi sáng tạo, giải pháp kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp được áp dụng để tăng khả năng sống sót của phương tiện trước mối đe dọa từ UAV. Trong khi đó, ở phía ngược lại, UAV cũng liên tục “tiến hóa” để vô hiệu hóa các biện pháp đối phó.

Thay đổi hay là bị tiêu diệt!

Những gì đang diễn ra trong tác chiến tại Ukraine cũng đã một lần nữa chứng minh, so với Mỹ và phương Tây, khả năng linh hoạt và sáng tạo trong thay đổi cấu hình và trang bị chiến đấu để phù hợp với môi trường tác chiến của Nga và trước đây là Liên Xô luôn đạt được hiệu quả cao hơn.

Truyền thống này trong quá khứ đã từng được thể hiện rõ ràng trong Chiến tranh thế giới thứ 2 với mẫu xe tăng huyền thoại T-34. Nó không phải là chiếc xe tăng tốt nhất ngay từ khi xuất hiện, nhưng đã liên tục được nâng cấp và hoàn thiện để trở thành mẫu xe tăng bền bỉ, có sức sống mãnh liệt tới mức phát xít Đức phải đặt biệt danh cho chúng là “con gián”.

Cuộc đua “mâu-thuẫn” giữa UAV và phương tiện chiến đấu trong cuộc xung đột Ukraine
Các loại UAV tự sát có khả năng tiêu diệt các phương tiện chiến đấu hạng nặng với chi phí rất rẻ trong xung đột tại Ukraine. Ảnh: Getty 

So với phiên bản tiền sản xuất, mẫu T-34 cuối chiến tranh được nâng cấp và thay đổi tới 14.000 chi tiết. Ngoài ra, Chiến tranh thế giới thứ 2 cũng tạo ra một truyền thống khá thú vị về ngành quân khí và các tổ hợp thiết kế của Liên Xô và Nga sau này chính là các kỹ sư thiết kế của nhà máy trực tiếp có mặt tại tiền tuyến. Họ không chỉ tham gia vào quá trình sửa chữa các phương tiện chiến đấu, mà còn nâng cấp, cải tiến chúng ngay tại chiến trường để giúp xe tăng, phương tiện chiến đấu đạt hiệu quả cao nhất.

Một giải pháp kỹ thuật khác cũng rất đáng chú ý để nâng cao khả năng sống sót của phương tiện chiến đấu, xe tăng Liên Xô và Nga chính là hệ thống giáp phản ứng nổ (ERA). Dù Israel mới là quốc gia đầu tiên áp dụng công nghệ này trên các phương tiện chiến đấu, nhưng Liên Xô đã biến giải pháp này trở thành cách đơn giản và hiệu quả để đối phó với “thời đại của tên lửa và vũ khí chống tăng vác vai” sử dụng đầu đạn nổ lõm”. Giải pháp này là cách làm đơn giản và chi phí rẻ hơn nhiều so với tư duy phát triển giáp hộp của phương Tây.

Những ví dụ trên dù chỉ là những lát cắt nhỏ, nhưng là ví dụ rất cụ thể về cách người Nga tư duy về quan hệ “mâu và thuẫn” quá trình phát triển vũ khí theo cách chi phí thấp, đơn giản, nhưng hiệu quả cao.

Cuộc đua “mâu-thuẫn” giữa UAV và phương tiện chiến đấu trong cuộc xung đột Ukraine
Sự xuất hiện của UAV là sự phát triển các biện pháp chế áp "cứng và mềm" dựa trên thực tế chiến trường. Ảnh: Defense News 

Chiến trường là nơi “thử lửa” mọi loại vũ khí và sửa đổi sáng tạo

Trong cuộc xung đột ở Ukraine, trong giai đoạn đầu, lực lượng vũ trang Ukraine được viện trợ rất nhiều tên lửa chống tăng đột nóc và UAV tự sát. Chúng đã gây nhiều tổn thất cho lực lượng xe tăng và phương tiện chiến đấu của Nga. Ngay lập tức, những “chiếc chuồng gà” dần dần đã xuất hiện trên những chiếc xe tăng của Nga tham chiến.

Bỏ qua những lời chê bai của giới chuyên gia quân sự phương Tây về giải pháp có phần chắp vá của phía Nga, thực tế đã chứng minh giải pháp của kỹ sư và binh sĩ Nga là hoàn toàn hợp lý cả về mặt kỹ thuật và hiệu quả bảo vệ.

Chúng ta có thể hình dung, trong điều kiện dã chiến, việc áp dụng các trang bị và công nghệ phức tạp là rất khó khăn. Trong khi đó, việc tạo ra “chiếc chuồng gà” rất đơn giản từ những ống sắt hộp và lưới chống đạn liên kết với nhau bằng hàn điện.

Việc sử dụng “giáp lưới” để bảo vệ phương tiện quân sự đã phổ biến trong quá khứ. Chúng được sử dụng để bảo vệ phương tiện khỏi các loại đầu đạn chống tăng. Kết cấu này giúp che kín các yếu điểm ở phần tháp pháo và nóc xe tăng vốn được bọc giáp rất mỏng và dễ tổn thương trước tên lửa chống tăng đột nóc và UAV tự sát.

Cuộc đua “mâu-thuẫn” giữa UAV và phương tiện chiến đấu trong cuộc xung đột Ukraine
"Tăng rùa" sáng tạo của người lính để giảm sức sát thương từ UAV. Ảnh: Lenta. 

Tạp chí quân sự Topwar đánh giá, sự khác biệt chính giữa UAV tự sát và tên lửa chống tăng có điều khiển hoặc đạn RPG là tốc độ bay thấp. Nếu tốc độ bay trung bình của tên lửa hoặc RPG là khoảng 600–900km/giờ, thì tốc độ của UAV tự sát hiếm khi vượt quá 150–200km/giờ. Ngoài ra, UAV tự sát có kết cấu thường được chế tạo từ vật liệu nhẹ hoặc nhựa nên lưới kim loại với độ bền cao tỏ ra rất hiệu quả khi ngăn chặn chúng.

Thực tế chiến trường đã chứng minh giải pháp của người Nga thực tế có hiệu quả. Chính phía Ukraine cũng đã học giải pháp này để chống lại UAV tự sát có số lượng vượt trội của Nga. Sau này, chính Lực lượng phòng vệ Israel, một trong những quân đội hiện đại hàng đầu thế giới theo chuẩn phương Tây cũng áp dụng ”chuồng gà” bảo vệ xe tăng trước mối nguy cơ phi đối xứng từ UAV tự sát.

Điển hình là một xe tăng T-72 của Quân đội Nga thậm chí được trang bị lớp bảo vệ đặc biệt che kín gần như toàn bộ tháp pháo và phần thân trên. Dù phải hy sinh khả năng quan sát và cơ động của tháp pháo, nhưng lại giúp phương tiện có khả năng sống sót cao hơn trước các loại UAV tự sát, đặc biệt là FPV. Hay gần đây nhất là việc Quân đội Nga phát triển các dòng UAV tự sát điều khiển bằng cáp quang hữu tuyến khiến việc áp chế điện tử trở nên vô dụng.

Cuộc đua “mâu-thuẫn” giữa UAV và phương tiện chiến đấu trong cuộc xung đột Ukraine
UAV tự sát sử dụng cáp quang hữu tuyến khiến các biện pháp chế áp điện tử trở nên vô ích. Ảnh: Topwar

Rõ ràng, những giải pháp kỹ thuật dù có kỳ quái tới đâu, nhưng nếu chúng chứng minh được hiệu quả thực tế trên chiến trường thì nó tự nhiên sẽ được áp dụng và cải tiến. Còn những giải pháp thiếu hiệu quả, tốn kém sẽ tự nhiên bị loại thải theo quy luật “mâu và thuẫn” trong phát triển vũ khí.

Thực tế, UAV tự sát và chiến thuật sử dụng chúng đang tạo ra những chiến lệ hoàn toàn mới trên chiến trường hiện đại. Tuy nhiên, giống như bao loại vũ khí trong quá khứ, rồi chúng sẽ bị khắc chế và tiếp tục tiến hóa trong dòng chảy lịch sử phát triển của chiến tranh và công nghệ quân sự của nhân loại.

TUẤN SƠN (tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.