• Click để copy

Đã có danh sách dự kiến những người sẽ lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội

Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV, Trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, hiện tại, Ban Công tác đại biểu đã rà soát, lập danh sách dự kiến người được lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tại phiên họp diễn ra chiều 6-9, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh đã trình bày tham luận về yêu cầu và những nội dung chủ yếu trong công tác triển khai Nghị quyết số 96/2023/QH15 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, Quốc hội, Hội đồng nhân dân đã 3 lần tiến hành lấy phiếu tín nhiệm vào năm 2013, 2014 và lần lấy phiếu tín nhiệm gần đây nhất vào năm 2018. Việc lấy phiếu tín nhiệm đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng.

Quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn đã được quan tâm sửa đổi qua các khóa Quốc hội để dần hoàn thiện và đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn.

Mới đây, vào ngày 23-6 vừa qua, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 96/2023/QH15 (gọi tắt là Nghị quyết số 96) thay thế Nghị quyết số 85/2014/QH13 nhằm kịp thời thể chế hóa Quy định số 96-QĐ/TW ngày 2-2-2023 của Bộ Chính trị và một số quy định của pháp luật liên quan đến lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Đã có danh sách dự kiến những người sẽ lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, Nghị quyết số 96 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm bổ sung 2 phụ lục mới, trong đó một số nội dung mới cần lưu ý.

Nhiều điểm mới của Nghị quyết số 96 về lấy phiếu tín nhiệm

Theo Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh, Nghị quyết số 96 bổ sung 2 phụ lục mới, trong đó một số nội dung mới cần lưu ý.

Theo đó, về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, Nghị quyết 96 bổ sung đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đối tượng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đã bỏ chức danh Ủy viên Thường trực của Hội đồng nhân dân.

Đồng thời, không lấy phiếu tín nhiệm ở Hội đồng nhân dân cấp xã. Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm. Không lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh Chủ tịch UBND quận tại TP Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh vì đây là chức danh do Chủ tịch UBND thành phố bổ nhiệm.

Đáng chú ý là về hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, thể chế hóa Quy định số 96-QĐ/TW, theo đó, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức; trường hợp không xin từ chức thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” trở lên thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân tiến hành miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Đặc biệt, kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được công khai tại kỳ họp Quốc hội, kỳ họp Hội đồng nhân dân và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Quy định này nhằm phát huy hiệu quả trong hoạt động lấy phiếu tín nhiệm và để cử tri, nhân dân cùng tham gia giám sát hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân. 

Đã có danh sách dự kiến những người sẽ lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội
Các đại biểu tại phiên họp.  

Rà soát, lập danh sách những người sẽ lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6 tới

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cũng nêu rõ: Nghị quyết số 96 đã quy định đầy đủ, rõ ràng về các nội dung liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ không ban hành văn bản hướng dẫn việc lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân như nhiệm kỳ 2016-2021. Thay vào đó, trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết số 96, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc thì các địa phương kịp thời phản ánh để Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất hướng dẫn thi hành.

Mặt khác, căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị quyết số 96, Quốc hội sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn vào Kỳ họp thứ 6 tới (tháng 10-2023) và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức lấy phiếu tín nhiệm vào kỳ họp cuối năm 2023.

"Ban Công tác đại biểu sẽ tham mưu Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Hiện tại, Ban Công tác đại biểu đã rà soát, lập danh sách dự kiến người được lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội", Trưởng Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thị Thanh thông tin. 

THẢO PHƯƠNG

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.