Đà Nẵng đứng thứ ba cả nước về tốc độ tăng trưởng
TP. Đà Nẵng tăng trưởng kỷ lục, đứng thứ ba cả nước, đó là thông tin do Cục Thống kê TP. Đà Nẵng công bố và thứ 17 về quy mô nền kinh tế
Đà Nẵng đứng thứ ba cả nước về tốc độ tăng trưởng.
Ngày 30/12, Cục Thống kê TP. Đà Nẵng tổ chức họp báo Công bố số liệu thống kê kinh tế- xã hội TP. Đà Nẵng năm 2022.
Theo số liệu của Cục Thống kê TP. Đà Nẵng, quỹ đạo phục hồi kinh tế của TP. Đà Nẵng năm 2022 chuyển biến khá tích cực. Trên nền tăng trưởng âm của 06 tháng cuối năm 2021, GRDP 06 tháng cuối năm 2022 lần đầu tiên đạt mức tăng kỷ lục 20,77% so với cùng kỳ năm trước. Đây là động lực chính giúp kinh tế cả năm 2022 phục hồi và phát triển so với thời điểm trước dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, GRDP cả năm 2022 ước tăng 14,05% so với năm 2021; tăng 15,34% so với năm 2020 và tăng 6,34% so với năm 2019. Quy mô nền kinh tế TP. Đà Nẵng năm 2022 ước đạt hơn 125.000 tỷ đồng, mở rộng gần 17.400 tỷ đồng so với năm 2021. Trong đó, khu vực dịch vụ vẫn chiếm đa số trong giá trị tăng thêm (hơn 13,6 nghìn tỷ đồng).
Về cơ cấu quy mô nền kinh tế, khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn (68,38%), tiếp đó là khu vực công nghiệp và xây dựng (chiếm 20,43%) và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,95%.
Lĩnh vực du lịch phục hồi tích cực, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành năm 2022 ước đạt gần 21.000 tỷ đồng (tăng 99,3% so với năm 2021).
Ông Trần Văn Vũ, Cục trưởng Cục Thống kê TP. Đà Nẵng, đánh giá: “Khu vực dịch vụ luôn là điểm sáng, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của TP. Đà Nẵng. Lĩnh vực du lịch được phục hồi tích cực, góp phần thu hút du khách trong nước và từng bước khôi phục thị trường khách quốc tế đến với TP. Đà Nẵng".
Tuy nhiên, với việc khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong quy mô nền kinh tế, Cục trưởng Cục Thống kê TP. Đà Nẵng cho hay, cần có sự tính toán điều chỉnh tỷ trọng các ngành.
“Hiện, tỷ trọng khu vực dịch vụ cao hơn so với định hướng chung của thành phố. Chúng tôi cũng đã đề xuất chính quyền thành phố cần có sự tính toán, cân đối tỷ trọng ngành dịch vụ so với các ngành khác. Để khi xảy ra dịch bệnh như Covid-19 vừa qua, nền kinh tế sẽ chịu ít ảnh hưởng hơn”, ông Vũ nói.
Xét trên phạm vi cả nước, năm 2022 GRDP của TP. Đà Nẵng xếp thứ 03/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tốc độ phát triển; xếp thứ 17/63 về quy mô.
So với khối năm thành phố trực thuộc Trung ương, TP. Đà Nẵng dẫn đầu về tốc độ phát triển và xếp thứ 04/05 về quy mô. Trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, TP. Đà Nẵng dẫn đầu cả tốc độ phát triển và quy mô.
Dù tình hình thế giới có nhiều biến động, tuy nhiên, cả năm 2022, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn vẫn duy trì ở trạng thái xuất siêu, là tiền đề, động lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hai chiều sơ bộ 11 tháng đầu năm 2022 đạt 3,26 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu đạt 1,91 tỷ USD (tăng 18,1%); nhập khẩu hàng hóa đạt 1,35 tỷ USD (tăng 12,2%).
Ông Trần Văn Vũ, Cục trưởng Cục Thống kê TP. Đà Nẵng, địa phương cần có sự điều chỉnh tỷ trọng các khu vực trong cơ cấu nền kinh tế để đảm bảo tăng trưởng bền vững.
“Cán cân thương mại hàng hóa duy trì xuất siêu liên tục trong 11 tháng qua. Tỷ trọng đóng góp giá trị xuất khẩu đối với mức tăng trưởng chung của thành phố năm 2022 ước đạt gần 45%; cao hơn rất nhiều so với mức đóng góp năm 2019 (3,1%) - thời điểm trước đại dịch”, ông Vũ nói.
Hạn chế của kinh tế TP. Đà Nẵng trong năm qua đó là tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên GRDP chỉ ước đạt 29,5%, thấp nhất từ năm 2010 đến nay. Cùng với đó, giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2022 mới đạt 88,2% kế hoạch, ước khoảng 5.687 tỷ đồng (giảm 14,2% so với năm 2021).
Trong thu hút vốn đầu tư FDI, năm 2022, TP. Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 50 dự án FDI mới, nhưng tổng vốn đăng ký chỉ đạt 70,24 triệu USD (chỉ bằng 46,8% so với năm 2021).
Hữu Văn
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.