Đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng: Thu giữ hơn 220 tỷ đồng và kê biên 50 sổ đỏ
Ngày 27/10, TAND tỉnh Đồng Nai tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ buôn lậu và nhận hối lộ đối với 74 bị cáo trong đường dây buôn lậu gần 200 triệu lít xăng. Viện KSND tỉnh Đồng Nai tiếp tục công bố cáo trạng. Đại diện Viện KSND đã công bố toàn bộ tài sản đã thu giữ và kê biên của các bị cáo.
Theo đó, cáo trạng Viện KSND tỉnh Đồng Nai xác định, ngoài việc thu giữ hơn 2,5 triệu lít xăng nhập lậu của các bị cáo, cơ quan chức năng còn kê biên 17 tàu thủy là phương tiện chở xăng lậu; 22 xe bồn, 03 xe ô tô, 02 xe máy là phương tiện vận chuyển xăng nhập lậu và đưa hối lộ; tạm giữ 65 điện thoại di động các loại và hơn 220 tỷ đồng.
Toàn bộ số tiền trên đã nộp vào tài khoản của Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai.
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: VŨ HỘI
Trong đó, bị cáo Phan Thanh Hữu tự nguyện dùng số tiền 101 tỷ đồng và 123.000 USD để khắc phục, nộp tiền thu lợi bất chính cho 17 thuyền viên của bốn tàu Nhật Minh và bản thân.
Đối với tài sản, Cơ quan điều tra đã kê biên 50 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; phong tỏa 39 tài khoản của các bị can với tổng số tiền trong tài khoản là hơn 173 tỷ đồng và tạm dừng giao dịch đối với 1 tài khoản có số tiền gần 50 triệu đồng. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn tạm giữ một số đồ vật, tài liệu và tài sản khác để phục vụ điều tra, xét xử.
Bên cạnh đó, CQĐT cũng phong tỏa 41 tài khoản ngân hàng của các bị cáo với tổng số tiền hơn 173 tỷ đồng, tạm dừng giao dịch một tài khoản với số tiền 46,5 tỷ đồng. Riêng Tứ bị phong tỏa 19 tài khoản với tổng số tiền 84,3 tỷ đồng; Hoàng Anh 6 tài khoản, 24,7 tỷ đồng; Trung 03 tài khoản, 30 tỷ đồng; Trần Ngọc Thanh 01 tài khoản, 12,8 tỷ đồng; Nguyễn Hữu Hiền 01 tài khoản, 20 tỷ đồng.
Trước đó, như Thương hiệu và Công luận đã đưa tin, phiên tòa xét xử vụ án buôn lậu xăng dầu được khai mạc vào lúc 8h ngày 25/10 và diễn ra liên tục từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Thời gian xét xử buổi sáng lúc 8h, buổi chiều lúc 14h. Dự kiến thời gian xét xử sơ thẩm hình sự từ 45-60 ngày.
Thành phần tham gia xét xử bao gồm 02 thẩm phán, 03 hội thẩm nhân dân. Người tham gia tố tụng bao gồm: 74 bị cáo, 53 cá nhân, tổ chức là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án, 81 luật sư và có 43 người làm chứng.
Đây là vụ án lớn nhất về quy mô, tính chất, số lượng bị cáo và những người liên quan tham gia phiên tòa từ trước đến nay xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trước tính chất của vụ án, các cơ quan liên quan đã lên phương án, chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, chi tiết, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa.
Theo cáo trạng Viện KSND tỉnh Đồng Nai, thông qua các mối quan hệ quen biết từ trước, Phan Thanh Hữu (65 tuổi, ngụ TP. Hồ Chí Minh, Giám đốc Công ty TNHH Phan Lê Hoàng Anh tại TP. Hồ Chí Minh) biết Đào Ngọc Viễn (54 tuổi, ngụ TP. Hồ Chí Minh) đang điều hành hoạt động Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng (TP.Hải Phòng) chuyên mua bán và vận chuyển xăng dầu và có quan hệ với một số cán bộ nên Hữu đã liên hệ với Viễn để bàn bạc, thỏa thuận góp vốn thực hiện hành vi buôn lậu xăng từ Singapore về Việt Nam tiêu thụ.
Tính từ tháng 03/2020 đến tháng 02/2021, Hữu và Viễn cùng các đối tượng đã vận chuyển 48 chuyến, tổng cộng hơn 198 triệu lít xăng lậu, trị giá gần 2,8 ngàn tỷ đồng và đã tiêu thụ hơn 196 triệu lít, thu lợi hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, Viễn thu lợi hơn 46,7 tỷ đồng, Hữu hơn 156,2 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, lực lượng chức năng đã tạm giữ, kê biên hơn 2,5 triệu lít xăng, 17 tàu thủy, 22 xe bồn, 3 xe ô tô, 65 điện thoại di động, tạm giữ số tiền hơn 221 tỷ đồng, kê biên 50 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở.
Liên quan trong vụ án Ngô Văn Thụy là Đội trưởng Đội 3, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) bị truy tố tội nhận hối lộ hơn 830 triệu đồng.
Phong Vân
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.