Đại hội đồng LHQ khóa 78: LHQ cảnh báo nguy cơ xung đột tại Sudan biến thành thảm kịch đối với nhân loại
Ngày 20-9, Phó tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths cảnh báo nguy cơ xung đột tại Sudan lan rộng có thể trở thành thảm kịch đối với nhân loại.
Ông Griffiths phát biểu như trên tại hội nghị cấp cao về Sudan do Ai Cập, Saudi Arabia, Qatar, Liên minh châu Phi (AU), Liên minh châu Âu (EU), Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn (UNHCR) và Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) tổ chức trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 78 của Đại hội đồng LHQ đang diễn ra ở New York (Mỹ). Tại hội nghị, ông Griffiths nhấn mạnh, nếu cộng đồng quốc tế không hành động khẩn cấp, cuộc khủng hoảng tại Sudan có thể trở thành thảm họa đe dọa nhấn chìm toàn bộ đất nước và sau đó là khu vực.
![]() |
Người dân sơ tán tránh xung đột trú tạm tại một trường học ở Hasahisa, Sudan ngày 10-7-2023. |
Theo ông Griffiths, một trong những thách thức lớn nhất trong tình hình xung đột tại Sudan là việc tiếp cận những người cần được hỗ trợ. Ông cho biết thêm khả năng hoạt động của các tổ chức cứu trợ đang bị cản trở bởi môi trường hoạt động rất nguy hiểm và phức tạp, có thể được coi là phức tạp nhất thế giới hiện nay.
Sudan rơi vào tình trạng khủng hoảng từ ngày 15-4 năm nay khi căng thẳng giữa quân đội và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) dẫn đến bùng phát giao tranh ở thủ đô Khartoum và một số khu vực khác. Ông Griffiths cho biết hiện cuộc xung đột tại Sudan đã cướp đi sinh mạng của hơn 5.000 người, làm bị thương 12.000 người khác và khiến hơn 5 triệu người phải di dời, trong đó có hơn 1 triệu người buộc phải chạy trốn sang các nước láng giềng. Hệ thống y tế ở quốc gia Bắc Phi này cũng gần như sụp đổ hoàn toàn khi gần 80% dịch vụ y tế không hoạt động và hơn 6 triệu người đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng. Theo ông Griffiths, số liệu thống kê được cho là tồi tệ nhất là khoảng 1.200 trẻ em tại Sudan tử vong vì suy dinh dưỡng và các bệnh có thể phòng ngừa được như bệnh sởi. Ngoài ra, tại Sudan còn xảy ra tình trạng bạo lực tình dục nghiêm trọng đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Theo OCHA, kể từ khi xung đột nổ ra tại Sudan, LHQ và các đối tác mới hỗ trợ được 3,5 triệu người tại nước này, chỉ chiếm 19% trong tổng số 18 triệu người cần được cứu trợ nhân đạo. Kế hoạch ứng phó nhân đạo cho Sudan cần 2,6 tỷ USD nhưng hiện chương trình này mới nhận được 31% số tiền cần thiết.
TTXVN
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.