• Click để copy

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết kêu gọi Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Ngày 30-10 (theo giờ địa phương), tại New York (Mỹ), với số phiếu ủng hộ áp đảo, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 79 đã nhất trí thông qua nghị quyết kêu gọi chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế và thương mại của Mỹ áp đặt với Cuba.

Theo Tân Hoa xã, nghị quyết được thông qua với 187 phiếu thuận, 2 phiếu chống (Mỹ và Israel) và 1 phiếu trắng (Moldova). Mặc dù không mang tính ràng buộc, song nghị quyết vừa được ĐHĐ LHQ thông qua với số phiếu áp đảo đã thu hút sự chú ý của dư luận thế giới, cho thấy sự ủng hộ của đông đảo các nước dành cho Cuba, cũng như sự cô lập của quốc tế đối với các chính sách cấm vận mà Mỹ áp đặt với Cuba trong hơn 6 thập kỷ qua. Các biện pháp cấm vận khắc nghiệt đã tác động tiêu cực nặng nề đến kinh tế - xã hội Cuba, đặc biệt gây tổn hại nghiêm trọng và lâu dài đối với người dân và các đối tượng dễ bị tổn thương.

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết kêu gọi Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Eduardo Rodriguez Parrilla phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về tình hình Trung Đông tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), ngày 29-10. Ảnh: AP 

Trong nghị quyết vừa được thông qua, ĐHĐ LHQ cũng tái khẳng định các nguyên tắc về quyền bình đẳng chủ quyền của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. ĐHĐ LHQ nhắc lại lời kêu gọi tất cả các quốc gia kiềm chế ban hành hoặc áp dụng các luật và biện pháp hạn chế phù hợp với nghĩa vụ của họ theo Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.

Phát biểu tại cuộc họp của ĐHĐ LHQ, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Eduardo Rodriguez Parrilla lên án các lệnh cấm vận mà Mỹ áp đặt với Cuba là một hình thức của “chiến tranh thương mại”, là “mang tính diệt chủng” bởi chúng hủy diệt nền kinh tế của đảo quốc này. “Lệnh cấm vận là sự xâm phạm trắng trợn một cách có hệ thống đối với quyền con người của người dân Cuba..., là hệ thống các biện pháp cưỡng chế đơn phương toàn diện, bao trùm và lâu đời nhất từng được áp dụng đối với bất kỳ quốc gia nào", Bộ trưởng Parrilla tuyên bố.

Lệnh cấm vận do Mỹ áp đặt từ năm 1960, sau khi cuộc cách mạng do Chủ tịch Cuba Fidel Castro lãnh đạo thành công. Hai năm sau đó, Mỹ tiếp tục thắt chặt các biện pháp cấm vận. Tháng 7-2016, Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama khi đó tuyên bố khôi phục quan hệ song phương. Cũng trong năm này, Mỹ lần đầu tiên bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết của ĐHĐ LHQ kêu gọi chấm dứt cấm vận Cuba. Tuy nhiên, dưới thời cầm quyền của Tổng thống Donald Trump và sau này, Mỹ liên tục chỉ trích gay gắt hồ sơ nhân quyền của Cuba và tiếp tục bỏ phiếu chống lại nghị quyết.

Từ năm 2019, Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt hơn nhằm ngăn chặn nguồn cung cấp nhiên liệu và phụ tùng thay thế cần thiết để duy trì các nhà máy điện và lưới điện của Cuba. Bộ trưởng Parrilla cáo buộc, dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden, Cuba gánh chịu thiệt hại về kinh tế hơn 16 tỷ USD do các lệnh trừng phạt. Hồi tháng 5 năm nay, Mỹ đã dỡ bỏ một số hạn chế tài chính đối với Cuba trong nỗ lực thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân trên đảo, tuy nhiên, chừng đó chưa thấm vào đâu so với những gì mà Cuba phải gánh chịu.

Đề cập tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tuần tới, Bộ trưởng Parrilla cho biết, người chiến thắng sẽ có cơ hội quyết định có nên tiếp tục "các biện pháp bao vây vô nhân đạo trong 6 thập kỷ qua" hay lắng nghe ý chí của đông đảo người dân Mỹ và đa số các quốc gia "mong muốn Cuba phát triển tiềm năng và khả năng thực sự của mình". Ông Parrilla khẳng định, Cuba sẽ bảo vệ “quyền xây dựng một tương lai độc lập, một đất nước xã hội chủ nghĩa”, song cũng sẵn sàng "đối thoại nghiêm túc, có trách nhiệm và hướng tới mối quan hệ mang tính xây dựng và văn minh" với chính quyền mới của Mỹ sau bầu cử.

Phát biểu tại cuộc họp của ĐHĐ LHQ khóa 79, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh các biện pháp cấm vận vi phạm luật pháp quốc tế, đi ngược lại các tôn chỉ, nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ, không những gây khó khăn cho người dân Cuba mà còn ngăn cản các nước khác tiếp cận hỗ trợ của Cuba, nhất là hỗ trợ nhân đạo và y tế. Là đất nước từng hứng chịu hậu quả nặng nề do bị cấm vận, Việt Nam phản đối mọi hình thức áp đặt đơn phương và cấm vận đối với quốc gia có chủ quyền.

Chia sẻ với những khó khăn của nhân dân Cuba, Đại sứ Đặng Hoàng Giang kêu gọi Mỹ ngay lập tức chấm dứt cấm vận và đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố, tiến tới bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, trên cơ sở bình đẳng, có đi có lại, tôn trọng chủ quyền quốc gia và độc lập chính trị của nhau. Việt Nam sẵn sàng đóng góp thúc đẩy đối thoại và củng cố lòng tin trong quá trình này. Nhân dịp này, đại diện Việt Nam cũng tái khẳng định quan hệ hợp tác gắn bó và tình hữu nghị, đoàn kết bền chặt đối với nhân dân Cuba anh em. (ĐOÀN CA).

 HÀ PHƯƠNG

Bài liên quan

Tin mới

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4

Chiều 16-4, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4 khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khai mạc.

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt 100 điển hình tiêu biểu Chương trình Việc tử tế
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt 100 điển hình tiêu biểu Chương trình Việc tử tế

Chiều 16-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp mặt thân mật 100 đại biểu đại diện cho các điển hình tiêu biểu trong Chương trình Việc tử tế của Đài Truyền hình Việt Nam.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng: Xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền các cấp gần dân, sát dân, quản trị hiện đại
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng: Xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền các cấp gần dân, sát dân, quản trị hiện đại

Sáng 16-4, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt chuyên đề “Về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; sửa đổi, bổ sung các quy định thi hành Điều lệ Đảng; Chỉ thị sửa đổi Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14-6-2024 và Kết luận số 118-KL/TW, ngày 18-1-2025 của Bộ Chính trị khóa XIII về đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030”.

Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn họp triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025
Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn họp triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025

Thực hiện Kế hoạch số 45/KH-BCĐ ngày 26/3/2025 của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Lạng Sơn, triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025; Kế hoạch số 41/KH-SCT ngày 31/3/2025 của Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn Kế hoạch thực hiện “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 thuộc lĩnh vực ngành Công thương quản lý. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn xây dựng kế hoạch số 160/KH-QLTT ngày 8/4/2025 về triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.

Hội nghị công chức, người lao động Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước năm 2025
Hội nghị công chức, người lao động Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước năm 2025

Chiều ngày 15/4, tại Hà Nội, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước tổ chức Hội nghị công chức, người lao động năm 2025. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, thảo luận phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, đồng thời phát huy vai trò của cán bộ, công chức, người lao động trong việc xây dựng cơ quan vững mạnh, dân chủ, kỷ cương, trách nhiệm và hiệu quả.

Bộ Công Thương yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu nhập lậu
Bộ Công Thương yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu nhập lậu

Bộ Công Thương yêu cầu Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường phát hiện và xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa, đặc biệt nguyên liệu nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ để sản xuất hàng xuất khẩu, trong trường hợp cần thiết chuyển cơ quan chức năng xử lý đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.