Dấu ấn của chú Chín Hòa trên quê hương Trung Hiệp
Nhiều lần về thăm quê tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt luôn dặn dò địa phương nỗ lực chăm lo cho sản xuất và đời sống nhân dân với mong muốn người dân làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
Dấu ấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt còn đậm nét ở những di tích lịch sử cách mạng, công trình dân sinh, hướng làm kinh tế để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tại xã Trung Hiệp.
Những công trình mang dấu ấn chú Chín Hòa
Về xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long-quê hương của Thủ tướng Võ Văn Kiệt-nhiều người không khỏi ngỡ ngàng vì sự đổi thay của một vùng quê nghèo khó ngày nào. Những con đường đất lầy lội, khó đi nay đã được bê tông hóa.
Nhắc đến những đổi thay trong diện mạo nông thôn xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, ông Nguyễn Văn Duyên, nguyên Trưởng ban Công tác mặt trận ấp Bình Phụng không thể nào quên công lao của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Theo lời ông Duyên, những năm trước đây, xã Trung Hiệp còn gặp nhiều khó khăn, chuyện đi lại, thông thương hàng hóa khá bất tiện. Những lần về thăm, thấy quê hương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhưng chưa được đầu tư xứng đáng, đồng chí Võ Văn Kiệt vận động các doanh nghiệp và gia đình xây nhiều công trình thiết yếu đáp ứng nhu cầu dân sinh.
Toàn huyện Vũng Liêm có 100% đường huyện, gần 60% đường liên ấp và hơn 46% đường liên xóm được xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới. |
“Trước đây, khi tôi là Trưởng ban Công tác mặt trận ấp Bình Phụng, bấy giờ chú Chín Hòa (cách gọi thân thương của người dân xã Trung Hiệp dành cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt) về thăm bà con trong ấp, đến “ngã ba cây xoài”, đường lầy lội rất khó đi, chú Chín Hòa xắn quần đi và nói: “Sao để đường sá như thế này? Phải làm thế nào thông xe hai mùa mưa, nắng để các cháu đi học dễ dàng hơn chứ!”. Từ gợi ý đó mà sau này tuyến đường dài hơn 2km được thi công với kinh phí hơn 280 triệu đồng, trong đó cùng với nguồn hỗ trợ của xã là tiền bà con đóng góp. Tuyến đường nhựa nối liền xã Trung Hiệp với Quốc lộ 53, công trình đường điện trung thế, Trường Tiểu học Trung Hiệp A, trạm y tế xã, chợ... đều mang đậm dấu ấn của chú Chín Hòa. Không chỉ vận động tiền hỗ trợ địa phương xây dựng cầu, đường, trường học..., nhờ chú Chín Hòa vạch đường làm ăn mà bà con có thêm thu nhập, cuộc sống khá hơn. Chú Chín Hòa từng nói: “Ở nông thôn, sau vụ mùa, người dân còn khá nhiều thời gian nhàn rỗi. Vậy sao không tạo ra sản phẩm từ phế phẩm nông nghiệp là rơm như ủ nấm, trồng rau, chăn nuôi trâu bò?”. Thế là người Trung Hiệp nuôi bò, trồng nấm rơm... giờ đó là đặc sản của quê hương. Nhờ vậy mà đời sống người dân khấm khá hẳn”, ông Duyên bồi hồi nhớ lại.
Thực hiện lời căn dặn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc sinh thời, tận dụng lợi thế của địa phương, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Trung Hiệp cũng như toàn huyện Vũng Liêm đã tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả bền vững, đưa giá trị nông nghiệp không ngừng tăng, năm 2021 đạt hơn 4.100 tỷ đồng, tăng gấp 4,5 lần so với năm 2005. Thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích năm 2021 đạt 181 triệu đồng/ha, tăng gấp 5 lần so với năm 2005. Nếu như tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2005 là 2,72% thì đến năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,26% (theo chuẩn nghèo đa chiều). Đến nay, toàn huyện Vũng Liêm có 14/19 xã đạt chuẩn nông thôn mới...
Theo ông Lê Văn Lập, Bí thư Huyện ủy Vũng Liêm: “Những lời căn dặn tâm huyết của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã và đang được Đảng bộ và nhân dân Vũng Liêm toàn tâm, toàn lực thực hiện hiệu quả. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vũng Liêm luôn đồng lòng, phấn đấu đến năm 2025 có 19/19 xã đạt chuẩn nông thôn mới, thị trấn Vũng Liêm đạt đô thị loại IV và đô thị văn minh, đưa huyện Vũng Liêm phát triển nhanh, bền vững, xứng đáng với truyền thống anh hùng, cái nôi của Khởi nghĩa Nam Kỳ, quê hương Thủ tướng Võ Văn Kiệt".
Như vẫn còn đây...
Chúng tôi ghé vào đình Bình Phụng, xã Trung Hiệp, nơi đồng chí Võ Văn Kiệt, khi ấy vừa tròn 18 tuổi, cùng các đồng chí của mình hội họp để tham gia cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Kịch, Trưởng ban Quản lý di tích đình Bình Phụng cho biết: “Năm 2002, kỷ niệm 62 năm Ngày Khởi nghĩa Nam Kỳ, chú Chín Hòa đã lập bia tưởng niệm, bên dưới ký tên giản dị là cựu nghĩa quân Phan Văn Hòa (Võ Văn Kiệt). Trao đổi với người thân và cộng sự, chú Chín Hòa tỏ rõ không thích nói về công trạng của mình, chỉ nuôi hoài bão về việc xây dựng một "địa chỉ đỏ" để giáo dục truyền thống lịch sử của quê hương Vũng Liêm". Cũng theo ông Phạm Văn Kịch, dù có nhiều bí danh hoạt động cách mạng (Chín Dũng, Tám Thuận, Sáu Dân) nhưng khi về quê nhà, Thủ tướng Võ Văn Kiệt luôn sử dụng tên cúng cơm là Phan Văn Hòa-Chín Hòa.
Năm 2010, Khu lưu niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã được Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Long xây dựng với kiến trúc không gian mở, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, vừa trang trọng, thành kính, sâu lắng, lại vừa thân thiện, gần gũi, mang đặc điểm của nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nằm trong Khu lưu niệm, Nhà trưng bày “Vườn ông Sáu Dân” vừa được khánh thành đầu tháng 11-2022 để người dân đến tham quan, tìm hiểu về cuộc đời, về khí chất, văn hóa Nam Bộ toát ra từ con người Thủ tướng Võ Văn Kiệt-ông Sáu Dân.
Ông Bùi Quang Huy, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh chia sẻ: “Bước vào "Vườn ông Sáu Dân", tôi có cảm giác như ông vẫn còn đó, đang trò chuyện, đang dặn dò, làm việc vậy. Đến khi bước ra khỏi đó, mới trở về thực tại là ông đã đi xa chúng ta 14 năm rồi”.
THÚY AN
Tin mới
Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Sáng 12-11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/20-11-2024); đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân
Chiều 12-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn, báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu quảng cáo là nguồn thu quan trọng của báo chí và trận địa cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí với mạng xã hội, nhưng báo chí đang lép vế và thua trên sân nhà với 80% doanh thu quảng cáo "chảy" về mạng xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng
Không có sóng di động ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều đại biểu quan tâm tới các giải pháp xóa vùng lõm sóng viễn thông.
Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)
Sáng 12-11, tại Bộ CHQS tỉnh Kon Tum đã diễn ra Hội nghị liên tịch thường niên lần thứ XIX năm 2024 giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào). Đại tá Nguyễn Thế Vinh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Thiếu tướng Xokxay Phimmala, Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào) đồng chủ trì hội nghị.
Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng
Đội QLTT số 2 Cục QLTT tỉnh Hải Dương vừa tổ chức giám sát việc tiêu huỷ 97 đôi giầy thể thao giả mạo nhãn hiệu “Adidas và hình” là tang vật trong vụ việc buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.