• Click để copy

Để bắt kịp “chuyến tàu” STEM

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam vừa qua đối với “giới STEM” Việt Nam có một ý nghĩa hết sức đặc biệt.

Không chỉ bởi Mỹ là quê hương của STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học), mà lần đầu tiên, một lĩnh vực như STEM được xuất hiện trong tuyên bố chung giữa hai nước, mở ra nhiều chương trình hợp tác, trao đổi về lĩnh vực này trong tương lai.

Sau hơn 10 năm triển khai giáo dục STEM, chúng ta đã bước qua giai đoạn “phá băng”. Giáo dục STEM được triển khai ở nhiều cơ sở đào tạo. Nhờ nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thành viên của các tổ chức như Liên minh STEM, STEAM for Vietnam, Học viện sáng tạo S3, Đại học Bách khoa Hà Nội... hàng trăm câu lạc bộ STEM thành lập trong các trường ở Thái Bình, Nam Định, Lào Cai và Hà Nội.

Để bắt kịp “chuyến tàu” STEM
Giáo viên các trường học trên địa bàn huyện Bảo Thắng (Lào Cai) tham gia lớp tập huấn STEM do Liên minh STEM tổ chức.

Báo cáo tổng kết dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục đại học trong lĩnh vực STEM giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vào tháng 8 vừa qua, dự án BUILD-IT với ngân sách 8,7 triệu đô la đã khai thác hiệu quả tới 8 cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam; 121 chương trình giáo dục đã đạt kiểm định khu vực và quốc tế; hơn 2.000 khóa học được thiết kế lại để đáp ứng nhu cầu của lực lượng lao động số mới...

Có thể thấy, Việt Nam đã có những bước khởi đầu tích cực trong việc triển khai giáo dục STEM, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Để đón nhận những hợp tác sắp tới từ quốc gia khởi nguồn và rất coi trọng STEM như Hoa Kỳ, Việt Nam cần nâng cao năng lực tiếp nhận từ con người đến cơ chế chính sách, hạ tầng kỹ thuật.

Quá trình này đòi hỏi thời gian cần thiết, trong đó, cơ chế chính sách là nền tảng quan trọng để thúc đẩy hợp tác STEM giữa hai nước. Chính phủ cần ban hành các văn bản pháp luật, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cụ thể cho các cơ sở giáo dục đại học tham gia những dự án hợp tác STEM với Hoa Kỳ. Các văn bản pháp luật cần quy định rõ về mục tiêu, nội dung, hình thức, đối tượng, kinh phí, cơ chế phối hợp, đánh giá, nghiệm thu các dự án hợp tác STEM... Đây là những căn cứ quan trọng để các đơn vị đào tạo chủ động nhận những hỗ trợ, hợp tác.

Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cần tập trung vào việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, cung cấp kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho những cơ sở giáo dục tham gia các dự án hợp tác STEM. Các trường cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy, quản lý, nghiên cứu viên có trình độ cao, kinh nghiệm trong lĩnh vực STEM. Ngoài kiến thức chuyên môn, cán bộ, giảng viên, sinh viên tham gia các dự án hợp tác STEM cần được trang bị những kỹ năng nghiên cứu khoa học, làm việc nhóm, tư duy phản biện, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin...

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nói chung, trong lĩnh vực STEM nói riêng, là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Con tàu cao tốc STEM đang đến gần, không chỉ các cơ sở giáo dục mà cả công tác quản lý cũng cần có những chuẩn bị tốt nhất để không bỏ lỡ chuyến tàu ấy.

Bài và ảnh: KHÁNH HÀ

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.