• Click để copy

“Đề cương văn hóa Việt Nam”- những giá trị cốt lõi

Cách đây 80 năm, trong tình thế nước sôi lửa bỏng của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bản Đề cương về văn hóa Việt Nam đã ra đời. Bản Đề cương được ví như bản Cương lĩnh đầu tiên về văn hóa của Đảng ta.

Đề cương đã thể hiện một tầm nhìn xa rộng, tư duy lý luận sắc bén, sự đúc kết thực tiễn sâu sát của một Đảng non trẻ mới có 12 năm kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng. Cho đến nay, nhiều luận điểm, nguyên tắc và tinh thần chính của bản Đề cương vẫn là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt các văn kiện của Đảng về văn hóa, văn nghệ, góp phần định hướng công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Về cơ bản, có thể đúc kết những giá trị cốt lõi của bản Đề cương như sau:

Một là, Đề cương đã đặt nền móng lý luận căn bản cho nhiều vấn đề quan trọng của văn hóa Việt Nam, từ đó góp phần thống nhất tư tưởng, nhận thức, định hướng học thuật cho những người làm văn hóa, văn nghệ. Đó trước hết là những vấn đề căn cốt như: Quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, chính trị; vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng; chức năng của văn hóa nghệ thuật (nghệ thuật vị nhân sinh); sự đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; nguyên tắc và cách thức đấu tranh cho một nền văn hóa độc lập, tự chủ, khoa học, đại chúng,... Chính vì vậy, bản Đề cương không chỉ có ý nghĩa thời sự, cấp bách, đáp ứng nhu cầu cách mạng khi đó, mà còn trở thành kim chỉ nam định hướng cho sự phát triển dài lâu của văn hóa Việt Nam.

“Đề cương văn hóa Việt Nam”- những giá trị cốt lõi

Đề cương văn hóa Việt Nam. Ảnh: Tư liệu 

Hai là, bản Đề cương đã khẳng định vai trò lãnh đạo không thể thay thế của Đảng Cộng sản (khi đó là Đảng Cộng sản Đông Dương) đối với công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng nền văn hóa mới: “Cách mạng văn hóa ở Việt Nam phải dựa vào cách mạng giải phóng dân tộc mới có điều kiện phát triển. Cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo”. Tại thời điểm đó ở Việt Nam có nhiều đảng hoạt động như Đảng Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng, phái Việt Nam Cách mạng Đồng Minh... nhưng đều không đủ sức tập hợp toàn dân và lãnh đạo cách mạng. Nhiều chí sĩ yêu nước kiệt xuất đã tìm mọi con đường khác nhau để giải phóng dân tộc và phát triển văn hóa như Phan Đình Phùng với phong trào Cần Vương; Hoàng Hoa Thám với khởi nghĩa Yên Thế; Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng với phong trào Duy Tân,... nhưng đều thất bại. Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới có thể đảm đương được sứ mệnh này, và đã thực hiện thành công Cách mạng Tháng Tám cũng như dẫn dắt toàn thể dân tộc trong các giai đoạn cách mạng tiếp theo.

Ba là, Đề cương đã thể hiện khả năng dự báo chính xác, tầm nhìn vượt thời gian khi khẳng định tiền đồ, tương lai của văn hóa Việt Nam: “Văn hóa dân tộc Việt Nam sẽ do cách mạng dân chủ giải phóng thắng lợi mà được cởi mở xiềng xích và sẽ đuổi kịp văn hóa tân dân chủ thế giới”. Điều đó sau này đã trở thành hiện thực, Cách mạng Tháng Tám đã khai sinh một nhà nước độc lập và nền văn hóa Việt Nam thực sự được tự do và cất cánh.

Bốn là, với những nội dung, quan điểm, vấn đề quan thiết như vậy, bản Đề cương đã có sức lôi cuốn, quy tụ, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trí thức, văn nghệ sĩ tích cực tham gia cách mạng và xây dựng nền văn hóa mới. Nhiều hồi ký, phát biểu, suy ngẫm của giới văn nghệ sĩ đều cho thấy sự thuyết phục, sức lôi cuốn, dẫn dắt của bản Đề cương giúp họ khai mở nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần độc lập, ý chí tự cường để giải phóng dân tộc và sáng tạo một nền văn học, nghệ thuật mới.

“Đề cương văn hóa Việt Nam”- những giá trị cốt lõi

Văn hóa dân tộc cần được bảo tồn và phát huy giá trị. Ảnh: Báo Đại đoàn kết

Năm là, Đề cương có giá trị thực tiễn quan trọng ở chỗ đã xác lập rất chuẩn xác ba nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hóa Việt Nam là dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Không những thế, bản Đề cương còn chỉ ra những nhiệm vụ cần kíp, các cách thức, giải pháp cụ thể để đạt được những mục tiêu đó. Thực tế đã chứng minh, ba nguyên tắc nêu trên có tác dụng lớn lao biến nền văn hóa Việt Nam từ một nền văn hóa chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa phong kiến, thực dân, nô dịch trở thành một nền văn hóa độc lập, tự cường, vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc.

Ra đời trong bối cảnh cam go “độc lập hay là chết” khi đó, Đề cương văn hóa Việt Nam có một thái độ cách mạng triệt để, không khoan nhượng nhằm huy động tổng lực sức mạnh của toàn dân tộc vào cuộc chiến sinh tử cuối cùng. Sau này, khi đã giành được độc lập cho đất nước, cùng với sự phát triển ngày càng đi lên và khơi sâu của nhận thức và tư duy khoa học, nhiều nội dung trong Đề cương đã được Đảng ta nhận thức lại, điều chỉnh, mở rộng và phát triển thêm. Cho đến nay, không ai có thể phủ nhận giá trị lịch sử to lớn cũng như vai trò tiên phong mở đường, đặt nền móng lý luận và thực tiễn của Đề cương đối với sự phát triển của văn hóa Việt Nam.

GS, TS TỪ THỊ LOAN, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.