Đề nghị cân nhắc khái niệm “quê quán” trên thẻ căn cước công dân
Sáng 28-8, tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ tư, cho ý kiến vào dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), có đại biểu đề nghị cân nhắc khái niệm “quê quán” trên thẻ căn cước cho phù hợp với thực tiễn.
Nội dung thảo luận về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) được các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương.
![]() |
Quang cảnh phiên họp về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi). |
Phát biểu tại hội nghị, đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam) đề nghị cân nhắc khái niệm “quê quán” trên thẻ căn cước công dân. Thực tế có nhiều trường hợp từ đời ông nội, bố, con đã không còn sinh sống, “không còn tí gì ở đó nữa”, nhưng vẫn ghi quê quán đó vào giấy tờ. Điều đó dẫn tới khi làm thủ tục xác minh lý lịch, nhiều người không có thông tin gì ở nơi được ghi là quê quán để xác minh.
Đại biểu Tạ Văn Hạ nhất trí với tên gọi thẻ căn cước công dân. Theo đại biểu, luật này áp dụng cho công dân Việt Nam, trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Các đối tượng chưa rõ quốc tịch hoặc các đối tượng khác là một bộ phận nhỏ, nếu đưa vào để điều chỉnh trong Luật Căn cước công dân thì cần nghiên cứu kỹ xem có phù hợp với các điều ước quốc tế hay không?
![]() |
Đại biểu Tạ Văn Hạ phát biểu. |
Trước đó, đại biểu Lò Thị Luyến (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên) lại bày tỏ quan điểm thống nhất với tên gọi là thẻ căn cước, bởi đối tượng điều chỉnh theo dự thảo luật gồm có cả người gốc Việt Nam sinh sống tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên. Đại biểu đề nghị giải thích rõ về khái niệm “người gốc Việt Nam”. Đồng thời đề nghị nghiên cứu kỹ trường hợp cư dân các nước lân cận sang khu vực biên giới ở nước ta để sinh sống thì có nên cấp giấy chứng nhận, căn cước cho họ không?
![]() |
Đại biểu biểu Lò Thị Luyến phát biểu. |
Tương tự như vậy, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) thống nhất với tên gọi là thẻ căn cước. Tên gọi thẻ căn cước gọn gàng hơn. Về một số băn khoăn việc đổi tên thẻ gây tốn kém ngân sách, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, theo dự thảo luật thì người đã được cấp thẻ gắn chíp không nhất thiết phải đổi thẻ, vì thế không gây tốn kém ngân sách.
Mặt khác, theo đại biểu Phạm Văn Hòa, phạm vi điều chỉnh của thẻ căn cước cũng bao quát được đối tượng áp dụng của luật bao gồm công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa được xác định quốc tịch. Cho rằng đây là vấn đề mới, phù hợp và cần thiết, đại biểu nhấn mạnh quan điểm đổi tên là thẻ căn cước hoàn toàn phù hợp với thực tiễn.
![]() |
Đại biểu Phạm Văn Hòa phát biểu. |
Đây cũng là quan điểm của đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương). Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, tên gọi Luật Căn cước phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng quy định trong dự thảo luật, gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, phù hợp với chính sách, mục tiêu, định hướng khi xây dựng luật. Việc bổ sung đối tượng áp dụng là cần thiết cho công tác quản lý con người, an ninh trật tự, mang tính nhân văn sâu sắc.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phân tích, các đối tượng người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch tuy có số lượng không nhiều, nhưng đang hiện hữu, sinh sống, là một phần của cộng đồng, phần nhiều là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, người nghèo, không nghề nghiệp, không nhà cửa… Nếu không có căn cước, không có gì chứng minh về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhận dạng, thì những người đó sẽ đứng bên lề xã hội, không được hưởng chế độ an sinh, dẫn đến nhiều hệ lụy xảy ra, tạo ra nhiều gánh nặng xã hội.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu. |
Việc mở rộng cấp căn cước với các đối tượng này sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan chức năng, đồng thời cũng giúp những đối tượng đó ổn định cuộc sống, có giấy tờ hợp pháp để tham gia các hoạt động xã hội, được hưởng các chế độ an sinh cần thiết.
CHIẾN THẮNG
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.