Diễn đàn Nhịp đập kinh tế Việt Nam
Ngày 22-11, tại Hà Nội diễn ra Diễn đàn Nhịp đập kinh tế Việt Nam lần thứ hai với chủ đề: “Tiếp tục phục hồi kinh tế - Các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng”.
Diễn đàn do Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (NCIF-MPI) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đồng tổ chức, nhằm phân tích và đánh giá quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 và các chính sách nhằm duy trì tăng trưởng và phát triển trong năm tới.
![]() |
Các diễn giả trao đổi tại diễn đàn. |
Thông tin tại diễn đàn cho thấy, chính sách linh hoạt và chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 thành công đã mang lại những tiến bộ ấn tượng cho triển vọng kinh tế của Việt Nam trong năm nay. Tuy nhiên, chặng đường phía trước còn nhiều thử thách. Có nhiều rủi ro đối với tăng trưởng trong tương lai, chủ yếu liên quan đến các yếu tố bên ngoài.
Năm 2022, kinh tế Việt Nam vượt trội hơn so với các quốc gia khác trong khu vực nhờ vào sự phục hồi chi tiêu của người tiêu dùng, xuất khẩu tăng mạnh trong mấy quý và hoạt động du lịch quốc tế dần trở lại. Tăng trưởng GDP quý III-2022 vượt mọi dự báo, ước tăng tới 13,67% so với cùng kỳ năm trước, đưa tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2022 lên 8,83%. Lạm phát cơ bản vẫn được kiểm soát dưới mức mục tiêu đề ra (4%/năm). Tuy nhiên, tăng trưởng toàn cầu chậm lại và rủi ro bất ổn tài chính gia tăng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 và 2024.
![]() |
Quang cảnh diễn đàn. |
Theo bà Ramla Khalidi, đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng nhưng rủi ro đang gia tăng.
“Bằng chứng về sự phục hồi mạnh mẽ là tin đáng mừng sau hai năm gián đoạn kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. Các gia đình Việt Nam sẽ bước vào năm Quý Mão 2023 với tình hình tài chính tốt hơn so với cùng thời gian năm ngoái”, bà Ramla Khalidi nhấn mạnh. Tại diễn đàn, các chuyên gia cho rằng, những rủi ro đối với việc tiếp tục phục hồi kinh tế chủ yếu đến từ bên ngoài. Các nhà hoạch định chính sách sẽ cần cảnh giác, điều chỉnh chính sách tài khóa và tiền tệ kịp thời với tình hình thay đổi trên toàn cầu.
Tin, ảnh: HẢI YẾN
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.