• Click để copy

Doanh nghiệp chấp nhận giảm lãi để duy trì sức mua tiêu dùng

Doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận để bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định giá cả hàng hóa, duy trì sức mua tiêu dùng.

Nhu cầu tiêu dùng của người dân trở lại trạng thái bình thường theo quy luật tiêu dùng sau Tết Nguyên đán, khiến chỉ số bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Hai giảm 6% so với tháng trước nhưng vẫn tăng hơn 13% so với cùng kỳ, ước đạt hơn 480.000 tỷ đồng.

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, sức mua trên thị trường bán lẻ đã phần nào cải thiện sau đại dịch. Tuy vậy, vẫn còn nhiều yếu tố tác động đến thị trường, buộc các nhà bán lẻ phải cân nhắc kế hoạch kinh doanh để duy trì sức mua.

Công ty Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản là đơn vị cung ứng thịt lợn lớn nhất cho TP. Hồ Chí Minh nhưng lợi nhuận trước thuế năm vừa qua của doanh nghiệp này chỉ đạt 170 tỷ đồng, giảm 8% so với năm trước. Đổi lại doanh nghiệp duy trì tăng trưởng, thực hiện thành công chương trình bình ổn thị trường. Hiện giá lợn hơi trên đà giảm, trong khi nguồn cung tăng, doanh nghiệp tiếp tục lấy chiến lược giảm lãi để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá.

Sức mua tại siêu thị MM Mega Market hiện tăng 5 -10% so với cùng kỳ năm trước và về gần bằng mức trước dịch. Tuy nhiên, thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi, thay vì đi nhiều lần, họ đi ít lần lại và giỏ hàng đầy lên. Người tiêu dùng tập trung vào các mặt hàng thiết yếu, được giảm giá, khuyến mãi và có sự so sánh giá để chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả hơn. 

Bởi vậy, doanh nghiệp ngành bán lẻ cho biết, sẽ duy trì hơn 1.000 mặt hàng thiết yếu giảm giá 10 - 50%. Doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận để bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định giá cả hàng hóa, duy trì sức mua.

Bộ Công Thương đánh giá, các giải pháp doanh nghiệp đang nỗ lực thực hiện đã góp phần vào mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới mức 4,5% được đặt ra trong Nghị quyết 01 của Chính phủ. Bộ đang cùng các địa phương và doanh nghiệp tập trung phát triển phương thức bán lẻ đa kênh, qua điện thoại di động, truyền hình, mạng xã hội… thúc đẩy phát triển thị trường trong nước.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Lùi thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI
Lùi thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI

Trước tình hình mưa, lũ còn diễn biến rất phức tạp, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) thống nhất lùi thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận sang tháng 12/2024.

Đảm bảo an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ
Đảm bảo an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Công văn số 3064/UBND-KTN ngày 16/9/2024 về việc đảm bảo an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ.

Hàng không mở bán vé máy bay Tết sớm phục vụ người dân
Hàng không mở bán vé máy bay Tết sớm phục vụ người dân

Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Việt Nam đồng loạt mở bán vé Tết; theo đó, Vietnam Airlines Group mở bán gần 1,5 triệu chỗ, Vietjet mở bán 2,6 triệu chỗ.

Kiểm soát giấy tờ đi tàu bay đối với hành khách nhập cảnh, quá cảnh.
Kiểm soát giấy tờ đi tàu bay đối với hành khách nhập cảnh, quá cảnh.

Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tiếp tục có văn bản gửi các Hãng hàng không khai thác các chuyến bay quốc tế thường lệ đến Việt Nam về kiểm soát giấy tờ đi tàu bay đối với hành khách nhập cảnh, quá cảnh.