• Click để copy

Doanh nghiệp gỗ khốn đốn vì chậm được hoàn thuế VAT

Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai để hỗ trợ các doanh nghiệp hồi phục sau dịch COVID-19 đã lâu, nhưng đến nay nhiều doanh nghiệp cho biết, vẫn chưa thể nhận được số tiền hoàn thuế. Ước tính, lượng VAT mà các doanh nghiệp sử dụng gỗ rừng trồng chưa được hoàn tính đến nay đã lên tới 1.000 tỷ đồng, với hàng trăm doanh nghiệp hiện chưa được hoàn thuế.

Nhiều doanh nghiệp gặp khó trong hoàn thuế

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sử dụng nguồn gỗ rừng trồng, đặc biệt các doanh nghiệp sử dụng lượng cung gỗ rừng trồng lớn, như: dăm, ván bóc, ván ép, viên nén đang đối mặt với vô vàn khó khăn, đặc biệt trong khâu hoàn lại VAT.

Ảnh minh họa, nguồn internetẢnh minh họa, nguồn internet.

Theo quy định, thời gian hoàn VAT cho doanh nghiệp không quá 40 ngày kể từ khi cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp không được hoàn thuế từ tháng 04, tháng 05, thậm chí một số doanh nghiệp chưa được hoàn thuế từ tháng 01/2022.

“Ước tính, lượng VAT mà các doanh nghiệp sử dụng gỗ rừng trồng chưa được hoàn tính đến nay đã lên tới 1.000 tỷ đồng, với hàng trăm doanh nghiệp hiện chưa được hoàn thuế. Có doanh nghiệp chưa được hoàn cả 200 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp chưa được hoàn 40-50 tỷ đồng. Thời gian chậm hoàn thuế dẫn đến một số doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, phải dừng xuất khẩu; một số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng. Nếu tình trạng khó khăn trong việc hoàn VAT tiếp tục kéo dài trong tương lai, nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa”, ông Lập chia sẻ.

Theo đại diện Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, việc chậm hoàn thuế do cơ quan thuế coi gỗ và các mặt hàng gỗ được làm từ gỗ rừng trồng trong nước là các mặt hàng có độ rủi ro cao về thuế. Do đó, những đơn vị này yêu cầu các cục thuế địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, phối hợp với cơ quan công an, hải quan, chính quyền địa phương… trong việc xác minh nguồn gốc gỗ.

Cụ thể, khi các doanh nghiệp nộp hồ sơ xin hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế tại nhiều địa phương trả hồ sơ, yêu cầu doanh nghiệp cung cấp sổ đỏ của chủ rừng và cần bên thứ ba là cơ quan kiểm lâm địa bàn hoặc UBND xã xác nhận hồ sơ nguồn gốc lâm sản. Thậm chí, chi cục thuế ở hầu hết các địa phương và chính quyền còn đi xác minh, diện tích rừng trồng là bao nhiêu, có hợp pháp không, có tranh chấp không; người ký hợp đồng mua bán có đủ hành vi năng lực, có đủ năng lực cung cấp hàng, gỗ có đủ tuổi để khai thác?

“Điều này không những mâu thuẫn với quy định của Bộ NN&PTNT về xác minh nguồn gốc lâm sản, mà còn làm ách tắc các hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo ra tâm lý lo sợ trong cộng đồng doanh nghiệp, dù việc hoàn thuế là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn”, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam chia sẻ.

Không chỉ các doanh nghiệp gỗ, hàng loạt doanh nghiệp khai thác, chế biến cao su, nhựa, sắn cũng phản ánh…đang gặp khó khăn về dòng tiền vì chưa được hoàn hàng chục, hàng trăm tỷ đồng thuế mỗi doanh nghiệp. Thậm chí nhiều doanh nghiệp đã đợi 01-02 năm vẫn chưa được hoàn lại VAT.

Ông Phạm Vũ Hà - Tổng thư ký Hiệp hội sắn Việt Nam cho biết, đến thời điểm này, các doanh nghiệp chế biến sắn chưa được hoàn khoảng 1.000 tỷ đồng. Nguyên nhân là cơ quan thuế yêu cầu hồ sơ của doanh nghiệp phải có thông tin xác minh về khách hàng, người mua hàng từ Trung Quốc dẫn đến dừng hoàn VAT của DN xuất khẩu sắn.

“Quy định hiện nay về hoàn thế giá trị gia tăng không có nội dung xác nhận thông tin của khách hàng nước ngoài, nhưng cơ quan thuế lại vẽ ra. Doanh nghiệp cũng không có nghĩa vụ và năng lực xác minh nên không thể thực hiện”, ông Hà cho hay.

Ông Hà nhấn mạnh câu chuyện này đã kéo dài hơn 02 năm. Hiệp hội Sắn và các doanh nghiệp đã gửi kiến nghị lên Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng cũng đã có 03 văn bản chỉ đạo nhưng đến nay, Bộ Tài chính vẫn chưa xử lý, khiến nhiều doanh nghiệp phát sinh nợ xấu với ngân hàng và đối mặt nguy cơ dừng hoạt động.

Lê Pháp (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ tại Hải Phòng: Bộ Y tế đề nghị xác minh, báo cáo nhanh
Vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ tại Hải Phòng: Bộ Y tế đề nghị xác minh, báo cáo nhanh

Ngày 13-4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) có công văn khẩn gửi Sở Y tế Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà L.T.C. tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Mỗi năm Việt Nam ghi nhận gần 17.000 ca mắc mới ung thư đại trực tràng
Mỗi năm Việt Nam ghi nhận gần 17.000 ca mắc mới ung thư đại trực tràng

Theo số liệu từ Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (GLOBOCAN), năm 2022 cả nước ghi nhận gần 17.000 ca mắc mới và hơn 8.450 trường hợp tử vong do ung thư đại trực tràng, đưa căn bệnh này lên vị trí thứ 4 về tỷ lệ mắc và thứ 5 về tỷ lệ tử vong trong các loại ung thư phổ biến tại Việt Nam.

Hà Nội: Cháy nhà dân ở phố Trung Liệt lúc rạng sáng, 2 người tử vong
Hà Nội: Cháy nhà dân ở phố Trung Liệt lúc rạng sáng, 2 người tử vong

Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an thành phố Hà Nội thông tin, vào lúc 2 giờ 37 phút rạng sáng 13-4, đơn vị nhận được tin báo xảy ra cháy nhà tại ngách 14, ngõ 68 phố Trung Liệt, phường Trung Liệt, quận Đống Đa (Hà Nội).

Yêu cầu xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực tại Quảng Nam
Yêu cầu xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực tại Quảng Nam

Ngày 12-4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) có công văn 224/BMTE-BV gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.

Triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả với gần 600 chủng loại
Triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả với gần 600 chủng loại

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận; khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng chủ mưu cầm đầu đường dây nói trên cùng 6 bị can khác về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Phó thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh
Phó thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 13-4-2025 về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng trên địa bàn phường Đại Yên, thành phố Hạ Long và thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng.