• Click để copy

Động lực dài hạn “nâng cánh” kinh tế châu Á

Trái ngược với viễn cảnh nền kinh tế toàn cầu giảm tốc và có nguy cơ gặp suy thoái, các nước châu Á lại đang tạo ra triển vọng tăng trưởng vững chắc.

Trong một bài viết mới đây, tờ Nikkei Asia (Nhật Bản) trích dẫn số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, dự báo tốc độ tăng trưởng năm 2023 ở châu Á được nâng từ 4,9% lên 5,3%, gấp 3 lần so với mức của Mỹ và gấp 7 lần Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings cũng ước tính châu Á-Thái Bình Dương sẽ đạt tăng trưởng 4,2% trong năm nay.

“Châu Á sẽ là khu vực tăng trưởng”, Nikkei Asia nêu rõ, đồng thời chỉ ra hai động lực dài hạn góp phần ủng hộ quan điểm lạc quan trên.

Động lực dài hạn “nâng cánh” kinh tế châu Á

Bên trong trung tâm thương mại Platinum ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Flickr 

Trước hết, theo Nikkei Asia, đó là kinh nghiệm quản lý tài khóa. Các nền kinh tế châu Á đã tích lũy kinh nghiệm kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính cuối thế kỷ trước nên bước qua đại dịch Covid-19 mà không để lại nhiều thiệt hại nghiêm trọng.

Chính phủ các nước châu Á đều phản ứng nhanh trước sự hoành hành của dịch bệnh, áp dụng nhiều biện pháp quyết đoán, tìm mọi cách để bảo đảm sức khỏe cộng đồng và việc làm trong nền kinh tế. Vì thế, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá, tốc độ phục hồi kinh tế ở châu Á mạnh hơn và nhanh hơn nhiều so với Mỹ và châu Âu. 

Trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu chậm lại, cuộc xung đột Nga-Ukraine và những đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của Mỹ, các nước châu Á nỗ lực tăng cường dự trữ ngoại hối, kiểm soát lạm phát và bảo đảm rằng các nền kinh tế khu vực không bị ảnh hưởng nặng nề do lãi suất và tỷ giá hối đoái xấu đi. Ngay cả khi đồng USD tăng giá, phần lớn tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á lại hoạt động tốt hơn so với các loại tiền tệ truyền thống như đồng yen và đồng euro. Nhà kinh tế trưởng Jerome Haegeli thuộc Công ty tái bảo hiểm Swiss Re (Thụy Sĩ) từng nhận định: “Các nền kinh tế châu Á mới nổi dẫn đầu trong cuộc chiến giữ lạm phát ở mức thấp”.

Mặt khác, Nikkei Asia khẳng định, các thỏa thuận như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) hay Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là “chìa khóa” giúp thúc đẩy phục hồi kinh tế khu vực. Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và nhu cầu tiêu dùng của châu Á gia tăng đã tạo đà cho chuỗi cung ứng toàn cầu chuyển dịch và tái cấu trúc.

Trong bối cảnh đó, các hiệp định như RCEP và CPTPP-hai trong số những hiệp định thương mại tự do có quy mô lớn nhất toàn cầu hiện tại-sẽ có tác dụng tăng cường trao đổi thương mại bên trong châu Á, tối ưu hóa tiềm năng tăng trưởng dài hạn của khu vực, giúp các nền kinh tế châu Á hội tụ lại trong một mô hình kinh tế gắn kết thông qua việc dỡ bỏ các rào cản thương mại.

Trong nhiều năm, phần lớn các nước đang phát triển ở châu Á đã tận dụng chi phí lao động thấp để khai thác tiềm năng tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Điều này đã thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 34 tỷ USD năm 1990 lên 741 tỷ USD năm 2021. Quá trình đó cũng tạo điều kiện cho hàng trăm triệu người có được thu nhập khả dụng và chuyển sang tầng lớp tiêu dùng. RCEP và CPTPP sẽ làm cho môi trường kinh doanh khu vực trở nên hấp dẫn hơn.

Viện Nghiên cứu Brookings (Mỹ) ước tính, số lượng người tiêu dùng ở châu Á sẽ tăng từ 560 triệu năm 2000 lên khoảng 3 tỷ vào năm 2030, tương đương 70% dân số của châu lục. Nikkei Asia cho biết, các nhà đầu tư quốc tế cần nhận ra rằng, thay vì đổ tiền vào sản xuất ở châu Á để xuất khẩu sang thị trường khác, họ sẽ tập trung sản xuất tại châu Á cho thị trường châu Á.

VĂN HIẾU

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.