• Click để copy

Dự luật giúp Chính phủ Mỹ tránh phải đóng cửa

Sau nhiều tháng đàm phán, các nghị sĩ Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ đã đạt được thống nhất liên quan tới hai dự luật quan trọng, gồm dự luật ngân sách tạm thời giúp tránh được tình trạng đóng cửa một phần Chính phủ trước hạn chót vào ngày 16-12 và dự luật Ủy quyền Quốc phòng hằng năm (NDAA) cho phép ngân sách quốc phòng năm 2023 tăng 8% so với mức tài khóa 2022.

Với 71 phiếu thuận và 19 phiếu chống, ngày 15-12, Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật ngân sách tạm thời giúp chính phủ liên bang duy trì hoạt động thêm một tuần, đến ngày 23-12 tới. Trước đó, dự luật trên cũng đã được Hạ viện Mỹ thông qua ngày 14-12 vừa qua.

Dự luật giúp Chính phủ Mỹ tránh phải đóng cửa
 

Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington D.C. Ảnh: Reuters 

Việc Thượng viện và Hạ viện thông qua dự luật ngân sách tạm thời trong một tuần nhằm giúp các nhà lập pháp có thêm thời gian để thông qua một dự luật ngân sách tổng thể trị giá khoảng 1.700 tỷ USD trong cả năm tài khóa 2023 (kết thúc ngày 30-9-2023). Theo AFP, dự luật ngân sách tổng thể dự kiến bao gồm cả khoản chi cho chương trình cải cách quy trình Quốc hội công nhận kết quả bầu cử tổng thống và khoản viện trợ cho Ukraine. Thượng nghị sĩ Richard Shelby, Phó chủ tịch Ủy ban Phân bổ ngân sách Thượng viện cho biết, tổng ngân sách sẽ được phân bổ cho 12 tiểu ban và sẽ mất từ 4 đến 5 ngày để hoàn tất việc phân bổ chi tiết.

Với việc thông qua dự luật ngân sách tạm thời, Quốc hội Mỹ có hạn chót đến ngày 23-12 tới phải thông qua dự thảo ngân sách tổng thể trên. Nếu không, cơ quan lập pháp này sẽ phải thông qua một dự thảo ngân sách tạm thời khác. Lần gần đây, Quốc hội Mỹ không thể nhất trí về kế hoạch ngân sách cho chính phủ là vào cuối năm 2018 khiến chính phủ phải đóng cửa một phần trong thời gian dài kỷ lục, lên tới 35 ngày. Trở ngại chính khi đó là phe Dân chủ phản đối việc cấp kinh phí xây dựng bức tường biên giới phía Nam do ông Donald Trump đề xuất (khi đó ông Donald Trump là Tổng thống Mỹ).

Ngoài dự luật ngân sách tạm thời, Thượng viện cùng ngày cũng đã thông qua dự luật NDAA trị giá 847 tỷ USD, cao hơn 45 tỷ USD so với đề xuất của Tổng thống Joe Biden. Đây là một trong những đạo luật quan trọng mà Quốc hội Mỹ phải thông qua hằng năm, thu hút sự quan tâm của dư luận. Theo AFP, dự luật NDAA đề cập tới mọi vấn đề liên quan đến quốc phòng, từ việc tăng lương cho binh lính đến số lượng tàu, thuyền hoặc máy bay được trang bị. Cụ thể, dự luật phân bổ 817 tỷ USD cho Bộ Quốc phòng và 30 tỷ USD cho Bộ Năng lượng. Dự luật cũng nêu rõ cách thức Bộ Quốc phòng phân bổ hàng trăm tỷ USD cho các chương trình vũ khí và tăng 4,6% lương cho các quân nhân. NDAA cũng phân bổ 163 tỷ USD dành cho mua sắm trang thiết bị quốc phòng, 139 tỷ USD dành cho nghiên cứu và phát triển và 279 tỷ USD dành cho hoạt động và bảo trì. Dự luật cũng bao gồm các khoản viện trợ quân sự dự định dành cho các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, trong đó có 6 tỷ USD cho "Sáng kiến răn đe châu Âu” và 800 triệu USD hỗ trợ an ninh cho Ukraine. 

Theo kế hoạch, dự luật ngân sách tạm thời và dự luật NDAA sẽ được chuyển đến Nhà Trắng để Tổng thống Joe Biden nhanh chóng ký ban hành thành luật.

 BÌNH NGUYÊN

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.