• Click để copy

Giá vàng hôm nay (28-6): Đồng loạt giảm

Giá vàng hôm nay (28-6): Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước đồng loạt giảm trượt ngưỡng 67 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước hôm nay

Giá vàng trong nước rạng sáng hôm nay giảm trượt mốc 67 triệu đồng/ lượng. Hiện tại, giá kim loại quý trong nước đang được niêm yết cụ thể như sau:

Giá vàng thương hiệu DOJI tại khu vực Hà Nội đang niêm yết ở mức 66,35 triệu đồng/lượng mua vào và 66,95 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng thương hiệu này đang mua vào mức tương tự nhưng bán ra thấp hơn 50.000 đồng so với khu vực Hà Nội.     

Giá vàng trong nước rạng sáng hôm nay giảm. Ảnh: thanhnien.vn 

Giá vàng trong nước rạng sáng hôm nay giảm. Ảnh: thanhnien.vn 

Giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang mua vào mức 66,35 triệu đồng/lượng và bán ra mức 66,97 triệu đồng/lượng. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự như ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng.

Vàng PNJ đang mua vào ở mức 66,45 triệu đồng/ lượng và bán ra mức 66,95 triệu đồng/ lượng. Vàng Bảo tín Bảo Tín Minh Châu đang niêm yết ở mức 66,42 triệu đồng/ lượng mua vào và 66,93 triệu đồng/ lượng bán ra. 

Giá vàng trong nước cập nhật 5 giờ 30 sáng ngày 28-6 như sau:

Giá vàng thế giới hôm nay

Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay đảo chiều giảm với vàng giao ngay giảm 9,9 USD xuống còn 1.913,7 USD/ounce. Vàng tương lai tháng 8 giao dịch lần cuối ở mức 1.923,8 USD/ounce, giảm 9,2 USD so với rạng sáng ngày trước đó.  

Lợi suất trái phiếu tăng cao đã đẩy giá kim loại quý xuống trong bối cảnh các yếu tố thúc đẩy đà tăng của vàng mờ nhạt. Rạng sáng, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 của Mỹ tăng lên mức 3,83% đã làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không lãi suất như vàng.

Các chuyên gia dự báo vàng có nguy cơ rơi xuống mức 1.900 USD/ounce trong ngắn hạn khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tiếp tục cam kết thêm các đợt tăng lãi suất trong tương lại nhằm đạt được mục đích ổn định giá cả.

Dữ liệu vĩ mô mới nhất của Mỹ đã củng cố khả năng tăng lãi suất của Fed. Cụ thể, báo cáo của Conference Board cho thấy, chỉ số niềm tin người tiêu dùng đã tăng lên mức 109,7 vào tháng 6, mức tốt nhất kể từ tháng 1-2022. Điều này đã đẩy các dự báo về suy thoái kinh tế ra xa hơn, hỗ trợ cho một đợt tăng 25 điểm cơ bản khác của Fed. Các dữ liệu khác, bao gồm doanh số bán nhà mới tăng vọt trong tháng 5, cũng đã củng cố khả năng Fed sẽ tăng lãi suất trong tương lai.

Theo công cụ CME FedWatch, có 77% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 7. Các nhà kinh tế cho biết: “Chúng tôi đánh giá rằng mức tăng trong tháng 7 sẽ thấp hơn đáng kể so với mức mà chúng tôi dự báo trước đó”.

Tại châu Âu, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cảnh báo rằng lạm phát hiện đang ở giai đoạn mới và có thể kéo dài trong một thời gian, báo hiệu nhiều đợt tăng lãi suất sắp tới. "Trừ khi có thay đổi quan trọng đối với triển vọng, nếu không chúng tôi sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 7", Lagarde nói.

Thị trường dự báo lãi suất cuối cùng của ECB sẽ là 4%, điều đó có nghĩa là có thể sẽ có thêm 1 đợt tăng lãi suất vào mùa hè và 1 đợt nữa mùa thu.

Vàng thế giới đảo chiều giảm. Ảnh: Kitco 

Vàng thế giới đảo chiều giảm. Ảnh: Kitco 

Mặc dù trong 1 năm qua, các ngân hàng trung ương tiến hành lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ, nhưng vẫn chưa đạt được mục đích ổn định giá cả. Kết quả khảo sát mới đây của OMFIF cho thấy, giá tăng là một trong ba mối quan tâm kinh tế ngắn hạn lớn nhất đối với 85% ngân hàng trung ương trong năm nay. "Không một người nào được hỏi kỳ vọng lạm phát sẽ giảm xuống mức mục tiêu ở các nền kinh tế lớn trong 12-24 tháng tới", báo cáo viết.

Trong tuần này, Phó giám đốc điều hành Gita Gopinath của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng, mặc dù lạm phát đã giảm đáng kể, nhưng lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ vẫn cao và dự kiến ngày quay trở lại mức mục tiêu sẽ lâu hơn.

Thị trường vàng hiện đang chờ đợi bình luận của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại hội nghị chính sách thường niên của ECB tổ chức tại Sintra, Bồ Đào Nha. Theo một nhà phân tích của Commerzbank, kỳ vọng về các đợt tăng lãi suất tiếp theo, đặc biệt là ở Mỹ, có thể sẽ tiếp tục làm gây áp lực lên thị trường vàng. Chủ tịch các ngân hàng trung ương, bao gồm cả ông Powell, có thể vẫn sẽ tiếp tục áp dụng giọng điệu diều hâu hơn tại cuộc họp ở Sintra.

Nhà phân tích thị trường cấp cao Edward Moy của OANDA cho biết, với môi trường này, vàng có nguy cơ giảm xuống dưới 1.900 USD/ounce. Moya nói: “Tình hình khá xấu đối với vàng kể từ đầu tháng 5 và nếu kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục lộ trình thắt chặt tích cực tăng lên có thể đẩy vàng xuống mức 1.900 USD/ounce”.

Với giá vàng trong nước giảm và giá vàng thế giới niêm yết tại Kitco ở mức 1.913,7 USD/ounce (tương đương gần 54,7 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hiện trên 12 triệu đồng/ lượng.            

TRẦN HOÀI

Bài liên quan

Tin mới

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2025), chiều 8-4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov

Sáng 8-4 (theo giờ địa phương), tại Trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov.

Triển khai các giải pháp phát triển thị trường trong nước theo Chỉ thị 08 của Bộ Công Thương
Triển khai các giải pháp phát triển thị trường trong nước theo Chỉ thị 08 của Bộ Công Thương

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa có Công văn số 319/TTTN-NV ngày 05 tháng 4 năm 2025 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025, để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, góp phần bình ổn thị trường, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025
Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025. Đây cũng là lần đầu tiên, Bộ Công Thương giao chỉ tiêu phấn đấu cho các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, các Hiệp hội ngành hàng nhằm quyết tâm đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt khoảng12% theo tinh thần Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ.

Tổng thống Mỹ ủng hộ dự thảo ngân sách được Thượng viện thông qua
Tổng thống Mỹ ủng hộ dự thảo ngân sách được Thượng viện thông qua

Ngày 7-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ủng hộ dự thảo ngân sách mới vừa được Thượng viện thông qua.

Hàn Quốc chính thức ấn định ngày bầu cử tổng thống
Hàn Quốc chính thức ấn định ngày bầu cử tổng thống

Theo hãng tin Yonhap, sáng 8-4, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố quyết định tổ chức cuộc bầu cử tổng thống sớm vào ngày 3-6 để tìm người thay thế cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa bị phế truất.