Giá xăng dầu giảm mạnh “làn gió mát” thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi kinh tế
Giá xăng dầu giảm 3 lần liên tiếp từ đầu tháng 07/2022 đến nay, đặc biệt là lần giảm vào ngày 11/07 hơn 3.000 đồng/lít và ngày 21/07, giảm đến hơn 3.600 đồng/lít xăng đã cho thấy sự quyết tâm của Chính phủ, nỗ lực của liên Bộ Công Thương - Tài chính, trong việc điều hành giá xăng dầu, kịp thời giải nhiệt đà tăng giá tiêu dùng, chặn đứng lạm phát.
Giúp cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm theo
Đánh giá tác động của việc giảm giá xăng dầu trong thời gian qua, TS. Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho hay giá xăng dầu giảm sâu đang tạo ra “cơn gió mát” với người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Giá xăng dầu giảm giúp cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm theo và có tác động lan tỏa lớn, nhất là với các lĩnh vực như vận tải, đánh bắt hải sản… Giá xăng dầu có tác động mạnh nhất đến chỉ số lạm phát của Việt Nam. Trước đây các cơ quan nghiên cứu đã tính toán giá xăng dầu tăng 30% - 40% thì lạm phát tăng lên 1% - 1,2%.
Hiệu ứng tích cực từ động thái giảm mạnh giá xăng dầu.
“Giá xăng dầu giảm cũng là một biện pháp chống lạm phát chi phí đẩy hiệu quả nhất. Việc chống lạm phát chi phí đẩy không thể dùng chính sách tiền tệ nhiều. Vì nếu bơm thêm tiền để hỗ trợ doanh nghiệp sẽ dẫn đến lạm phát do làm tỷ giá hối đoái tăng lên, cùng với giá thành nhập khẩu làm chi phí đẩy cao hơn. Giá xăng dầu nên ở mức khoảng 22.000 - 23.000 đồng/lít là tốt nhất. Muốn làm được điều này cần nghiên cứu giảm thêm các loại thuế, phí mà xăng dầu đang gánh” - TS. Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh.
Giá xăng dầu có thể giảm về mức 24.000 đồng/lít
Đề cập đến tình hình giá xăng dầu trong thời gian tới, Bộ Công Thương dự báo, trong quý III/2022, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới vẫn biến động bất thường, dao động trong khoảng 145 - 155 USD/thùng, tăng 73 - 100% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, trong quý IV/2022, giá xăng dầu thế giới được dự báo "hạ nhiệt" về khu vực 110 - 115 USD/thùng. Từ đó, giá bán lẻ xăng dầu trong nước cũng sẽ giảm mạnh, về mức 24.000 đồng/lít với xăng và 20.000 đồng/lít với dầu.
Liên quan đến vấn đề bảo đảm nguồn cung xăng dầu, theo ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, ngành Công thương đã triển khai rất sớm các nhóm giải pháp để đảm bảo nguồn cung xăng dầu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước, bao gồm nguồn trong nước và nguồn nhập khẩu.
Theo đó, để bảo đảm nguồn cung cho thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã lên kịch bản của từng quý, hàng tháng, liên tục rà soát lại các nguồn từ trong nước và nguồn nhập khẩu để đảm bảo mục tiêu cao nhất là đủ xăng dầu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Bộ Công Thương đã giao tăng nhập khẩu 2,4 triệu m3 xăng dầu trong quý II cho 10 doanh nghiệp đầu mối và Nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng phải tăng công suất. Các doanh nghiệp đầu mối có hướng đàm phán và thu xếp nguồn nhập khẩu để làm sao có được nguồn ổn định cũng như giá cả hợp lý phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
Theo Bộ Công Thương, nguồn cung xăng dầu trong nước 06 tháng cuối năm 2022 sẽ đáp ứng 70 - 80% nhu cầu, trong đó, kế hoạch sản xuất xăng dầu của 02 nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn dự báo cung cấp 8,3 triệu m3; còn lại 20 - 30% sẽ được nhập khẩu.
Giá xăng dầu bình ổn, sẽ giữ được lợi thế cho các doanh nghiệp
Từ đầu năm cho đến tháng Tư, khi giá xăng dầu trong nước tăng cao, nhưng tốc độ phục hồi trong các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ diễn ra rất mạnh mẽ, nhiều lĩnh vực tăng trưởng rất tốt để góp phần vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế cả nước 06 tháng đầu năm.
Có thể nói, xăng dầu là một mặt hàng rất quan trọng đối với các ngành sản xuất, kinh doanh thương mại của Việt Nam. Bởi trong cơ cấu các ngành thì lưu thông hàng hóa cho thị trường thiết yếu, những sản phẩm lưu thông trong nước chủ yếu được vận chuyển qua giao thông đường bộ. Vì thế, chúng ta nên giữ vững giá xăng dầu sẽ góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Quốc hội đã đề ra từ đầu năm.
Cùng với đó, nếu giá xăng dầu bình ổn được, thì sẽ giữ được lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam, tác động tích cực đến rất nhiều ngành, kể cả lĩnh vực lưu thông hàng hóa nội địa và lĩnh vực xuất khẩu, đặc biệt giữ được lạm phát không tăng lên, góp phần tạo nên yếu tố rất quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô.
Giảm giá xăng dầu giúp giảm giá cước vận tải
Đối với doanh nghiệp vận tải thì giá xăng dầu giảm nhiệt vừa rồi là rất đáng mừng. Đây là một động thái như một “làn gió mát” đến với doanh nghiệp đang trong lúc khó khăn. Chúng tôi là doanh nghiệp vận tải hành khách cho nên chi phí nhiên liệu chiếm tương đối lớn. Xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn trong từng loại hình vận tải khách, như xe buýt chi phí trung bình chiếm đến hơn 40% là nhiên liệu, còn xe taxi chiếm khoảng 28%.
Chính vì giá xăng dầu giảm mạnh từ đầu tháng đến nay, Công ty TNHH Phúc Xuyên đã có quyết định giảm giá xe buýt cho khách áp dụng từ ngày 01/08/2022 với mỗi lộ trình. Ví dụ như tuyến Đông Triều - Hạ Long sẽ giảm đi 5.000 đồng trên toàn tuyến; tuyến Hòn Gai - Quảng Yên, chúng tôi cũng đã giảm 5.000 đồng/vé. Tất nhiên, việc giảm giá vé này tùy theo từng cung chặng, còn cung chặng vé toàn tuyến là giảm 5.000 đồng, tất cả các cung chặng khác chúng tôi cũng đang điều chỉnh lại để cho phù hợp với hoạt động vận tải của công ty.
Với việc giảm giá xăng dầu như vậy, tôi nghĩ là các ngành hàng khác cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều và giá cả sẽ hạ nhiệt đi nhiều, đây là tín hiệu tác dụng rất tích cực đến kinh tế - xã hội. Doanh nghiệp vận tải bây giờ cạnh tranh rất nhiều, nếu như xăng dầu tăng giá thì giá cước vận tải tăng, không cạnh tranh được với những loại hình vận tải khác hoặc khi mà cung ứng đắt quá thì có thể người tiêu dùng phải lựa chọn khác. Chính vì vậy, giảm giá xăng dầu như thế này sẽ là điều kiện, cơ hội để cho doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh.
Minh An (t/h)
Tin mới
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.