Giá xăng dầu hôm nay (22-7): Tăng vọt qua mốc 81 USD/thùng, ghi nhận tuần tăng thứ tư
Giá xăng dầu thế giới tăng vọt, vượt mốc 81 USD/thùng do gia tăng lo ngại thiếu hụt nguồn cung.
Giá dầu thế giới
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu tăng gần 2%, đánh dấu tuần tăng thứ tư liên tiếp.
Sự leo dốc của giá dầu được hỗ trợ bởi ngày càng nhiều bằng chứng về tình trạng thiếu nguồn cung trong những tháng tới và căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine có thể ảnh hưởng đến nguồn cung.
![]() |
Giá xăng dầu tăng tuần thứ tư liên tiếp. Ảnh minh họa: Reuters |
Giá dầu thô Brent kỳ hạn tăng 1,43 USD, tương đương 1,8%, lên mức 81,07 USD/thùng, ghi nhận mức tăng hằng tuần khoảng 1,2%. Giá dầu WTI của Mỹ kết thúc phiên giao dịch tăng 1,42 USD, tương đương 1,9%, lên mức 77,07 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 25-4. Trong tuần, giá dầu WTI đã tăng gần 2%. Với mức tăng này, cả dầu Brent và WTI đã thiết lập tuần tăng giá thứ tư liên tiếp.
Nhà phân tích Phil Flynn của Price Futures Group cho biết: “Thị trường dầu đang bắt đầu định giá chậm trong bối cảnh khủng hoảng nguồn cung sắp xảy ra”.
Theo Flynn, "nguồn cung toàn cầu đang bắt đầu thắt chặt và tình trạng thắt chặt này có thể gia tăng đáng kể trong những tuần tới”. Nguy cơ gia tăng xung đột (giữa Nga và Ukraine) cũng có thể ảnh hưởng đến giá cả, Flynn nhận xét.
Ngày 17-7, Nga đã tuyên bố không gia hạn thỏa thuận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen – thỏa thuận về hành lang biển an toàn do Liên hợp quốc làm trung gian. Sau tuyên bố này, Nga đã tiến hành bắt giữ các tàu ở Biển Đen, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Nhà phân tích Flynn cho biết việc đóng cửa hành lang ngũ cốc này có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp ethanol và nhiên liệu sinh học được pha trộn với các sản phẩm dầu vào thời điểm thị trường ngũ cốc toàn cầu đang thắt chặt, điều này sẽ dẫn đến việc các nhà máy lọc dầu sử dụng nhiều dầu thô hơn. Thêm vào đó, việc bắt giữ các tàu cũng có thể gây thêm rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và các hàng hóa khác trong khu vực.
Trong khi đó, theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), tuần trước, tồn kho dầu thô của Mỹ đã giảm trong bối cảnh xuất khẩu dầu thô tăng vọt. EIA đã dự báo rằng sản lượng dầu khí đá phiến của Mỹ có khả năng giảm lần đầu tiên trong tháng 8, làm gia tăng lo ngại về tình trạng khan hiếm nguồn cung.
![]() |
Mặc dù có những phiên giảm, nhưng giá xăng dầu vẫn giữ ổn định đà tăng theo tuần. Ảnh minh họa: Vanguardngr |
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết, trong tuần này, các công ty năng lượng của Mỹ đã giảm 7 giàn khoan dầu - mức cắt giảm lớn nhất kể từ đầu tháng 6. Số lượng giàn khoan dầu của Mỹ, một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai, hiện đang ở mức 530, mức thấp nhất kể từ tháng 3-2022.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 22-7 cụ thể như sau:
Xăng E5 RON 92 không quá 21.639 đồng/lít.
Xăng RON 95 không quá 22.792 đồng/lít.
Dầu diesel không quá 19.500 đồng/lít.
Dầu hỏa không quá 19.189 đồng/lít.
Dầu mazut không quá 15.725 đồng/kg.
Giá xăng dầu trong nước nói trên sẽ được liên Bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh tại kỳ điều hành giá chiều ngày 21-7. Điểm đáng chú ý là giá xăng được điều chỉnh tăng mạnh với xăng E5 RON 92 tăng 1.220 đồng/lít, RON 95 tăng 1.295 đồng/lít. Giá dầu tăng khiêm tốn hơn, dao động trong khoảng 400-900 đồng/lít (kg).
Tại kỳ điều hành ngày 21-7, liên Bộ đã quyết định: Không trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với tất cả các mặt hàng dầu và không chi Quỹ Bình ổn giá đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.
MAI HƯƠNG
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.