Giải bài toán vật liệu cát nền thi công dự án cao tốc miền Tây là cát biển
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến việc giải bài toán vật liệu cát nền thi công các dự án cao tốc miền Tây, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết: Rà soát tìm kiến nguồn vật liệu cát sông và triển khai nghiên cứu, đánh giá thí điểm sử dụng cát biển.
“Việc nghiên cứu tìm kiếm nguồn vật liệu thay thế cho nguồn cát sông đang rất khan hiếm cho các dự án đường cao tốc tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang rất cấp bách”, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng cho biết.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng tại phiên chất vấn chiều 03/11. Ảnh Quochoi.vn.
Theo tư lệnh ngành GTVT, nhu cầu cát nền để phục vụ thi công các tuyến cao tốc triển khai tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lên tới 39 triệu m3 trong vòng 03 năm tới, trong khi đó các mỏ cát sông trong vùng chỉ đáp ứng được khoảng 20 triệu m3.
Vì vậy, nếu không sớm tìm nguồn vật liệu thay thế có nguồn cung lớn, đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các dự án trọng điểm quốc gia.
Để tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu cát, thời gian vừa qua, Bộ GTVT làm việc với UBND các tỉnh trong vùng để rà soát, đánh giá lại trữ lượng các mỏ cát hiện có, xác định nhu cầu sử dụng cho các dự án; phối hợp với các bộ, ngành liên quan để mở thêm các mỏ mới, trong đó nghiên cứu phương án khai thác tại các cồn cát để đảm bảo nguồn cát đắp nền cho các dự án.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát tổng thể các mỏ cát trong khu vực để có kế hoạch nâng công suất các mỏ đang khai thác, bổ sung các mỏ mới để đảm bảo nguồn cung cho các dự án đường bộ cao tốc khu vực đồng bằng song Cửu Long.
Cát biển. Ảnh minh họa internet.
Cùng với việc rà soát tìm kiến nguồn vật liệu cát sông nói trên, hiện nay, Bộ GTVT đang cùng với Bộ Tài nguyên và môi trường triển khai nghiên cứu, đánh giá thí điểm sử dụng cát biểnlàm vật liệu đắp nền đường sử dụng cho các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trên cơ sở kết quả theo dõi sẽ đánh giá khả năng áp dụng cát biển để đắp nền đường để xem xét quyết định việc áp dụng, tiến độ triển khai dự kiến hoàn thành trong năm 2023.
“Ước tính nguồn cát biển tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có thể khai thác phục vụ giao thông lên tứi 15 tỷ m3 nên nếu có giải pháp tận dụng thì sẽ giải quyết được bài toán khan hiếm vật liệu cát nền. Kết quả nghiên cứu sơ bộ của chúng tôi cho thấy là khá khả thi”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng thông tin.
Ông Thắng cũng cho biết thêm, ngoài nguồn cát biển, Bộ GTVT đang chỉ đạo các đơn vị liên quan xem xét khả năng sử dụng tro xỉ tại các nhà máy nhiệt điện trong vùng để làm vật liệu nền đường các dự án cao tốc.
Hải Dương (t/h)
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.