Giới trẻ Ấn Độ không còn muốn tổ chức đám cưới xa hoa
Theo CNBC, tổ chức tiệc cưới là ngành kinh doanh lớn ở Ấn Độ. Tại quốc gia Nam Á này, đám cưới kéo dài suốt một tuần với đầy đủ các nghi lễ phức tạp, trang phục lộng lẫy, ca hát và nhảy múa.
Nhiều cặp đôi ở Ấn Độ kết hôn từ tháng 11 đến tháng 2. Đây được coi là khoảng thời gian tốt lành trong văn hóa Ấn Độ. Theo trang Nikkei Asia, cơ quan thương mại thuộc Liên đoàn Thương nhân toàn Ấn Độ (CAIT) ước tính rằng có 3,2 triệu đám cưới đã diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 năm ngoái. Việc các cặp đôi ở Ấn Độ tổ chức lễ cưới vào thời điểm này mang lại khoảng 3,75 nghìn tỷ rupee (tương đương 46 tỷ USD) cho các doanh nghiệp tổ chức tiệc cưới, tăng mạnh so với 2,5 nghìn tỷ rupee vào năm 2019.
![]() |
Một đám cưới ở Ấn Độ. Ảnh: Daily Sabah |
Các đám cưới xa hoa ở Ấn Độ thường có tới 1.000 khách mời. Do đó, chi phí tổ chức đám cưới rất đắt đỏ. Tuy nhiên, hiện nay, suy nghĩ của thế hệ trẻ Ấn Độ đã có sự thay đổi. Nhiều người trẻ cho rằng, lễ cưới càng ít thủ tục và đơn giản thì càng tốt.
Theo bà Tina Tharwani, đồng sáng lập Công ty tổ chức đám cưới Shaadi Squad có trụ sở tại TP Mumbai, các cặp đôi trẻ ngày nay đang rời xa những đám cưới xa hoa để hướng tới những lễ cưới đơn giản với danh sách khách mời ít hơn. Trong khi đó, bà Smita Gupta, người sáng lập Công ty tổ chức đám cưới Wedlock Events có trụ sở tại thủ đô New Delhi nhận định, ngay cả khi danh sách khách mời ít hơn thì các cặp đôi vẫn phải chi nhiều tiền cho địa điểm tổ chức, đồ ăn và đồ trang trí.
Cô Manika Singh, 29 tuổi, sẽ kết hôn vào tháng 12 năm nay và dự định chỉ mời tối đa 250 khách cho lễ cưới được tổ chức tại Công viên quốc gia Jim Corbett ở bang Uttarakhand. Trong bối cảnh giá thực phẩm vẫn tiếp tục tăng, cô Singh cho rằng đồ ăn sẽ là phần đắt nhất trong tiệc cưới của mình. Điều đó càng khiến cô quyết tâm giảm số khách mời. Để tiết kiệm thêm chi phí cho đám cưới, cô gái này cũng sẽ không mua nhiều đồ trang sức đắt tiền. Cô dự định chỉ mua một bộ trang sức mới, đồng thời sử dụng trang sức giả.
DƯƠNG NGUYỄN
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.