Giữ uy tín tại thị trường lao động Romania
Những năm gần đây, Romania là lựa chọn đối với nhiều lao động Việt Nam đăng ký sang làm việc. Điểm thu hút nhất của thị trường này là nhu cầu tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài, lao động Việt Nam làm việc, thu nhập ổn định và thủ tục cấp visa thông thoáng. Đây thực sự là một thị trường tiềm năng trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Theo thống kê của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, từ năm 2018 đến nay, Romania đã tiếp nhận gần 11.000 lao động Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian gần đây phát sinh tình trạng một số lao động tụ tập uống rượu, đánh bạc, bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc hoặc nghe theo đối tượng xấu lôi kéo, dụ dỗ di cư trái phép sang nước khác... làm ảnh hưởng đến hình ảnh lao động Việt Nam làm việc tại Romania.
Do đó, để giữ ổn định thị trường Romania, tại công văn gửi đến các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Romania, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan đã yêu cầu các đơn vị phải rà soát, chấn chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Romania. Các đơn vị phải giáo dục, định hướng cho người lao động về phong tục, tập quán, quy định pháp luật nước sở tại và các nội dung người lao động cần tuân thủ theo hợp đồng lao động ký với người sử dụng; phổ biến cho người lao động về những rủi ro nếu bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc, trách nhiệm tuân thủ pháp luật nước sở tại.
Tuyển chọn lao động online tại phiên giao dịch việc làm quận Long Biên, TP Hà Nội. |
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cũng yêu cầu các đơn vị phải xây dựng phương án quản lý lao động hiệu quả. Đối với những nơi có nhiều lao động Việt Nam cùng làm việc, cần tổ chức quản lý theo mô hình tổ, đội, nhóm nhằm kịp thời phát hiện các vấn đề phát sinh để xử lý, giải quyết dứt điểm. Chủ động thông tin và phối hợp với người sử dụng lao động và Đại sứ quán Việt Nam tại Romania trong quản lý, giải quyết các vụ việc phát sinh liên quan đến lao động.
Ngoài ra, cần trao đổi với người sử dụng lao động về các biện pháp giám sát, thực hiện quy chế làm việc, nội quy sinh hoạt đối với người lao động, nhằm hạn chế tình trạng người lao động tụ tập uống rượu, đánh bạc; không để đối tượng xấu có cơ hội lôi kéo, dụ dỗ người lao động bỏ hợp đồng lao động hoặc di cư sang nước thứ ba. Nếu phát hiện người lao động bỏ hợp đồng cần thông báo tới gia đình, địa phương và đề nghị gia đình, địa phương phối hợp vận động, khuyên nhủ người lao động quay trở lại nơi làm việc hoặc trở về Việt Nam, tránh những rủi ro của việc cư trú và làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý nghiêm các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt là công tác tuyển chọn, đào tạo; công khai, minh bạch chi phí của người lao động trước khi đi; quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động chưa tốt dẫn đến người lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc; đình chỉ có thời hạn đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm; rút giấy phép đối với doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện theo quy định.
Bài và ảnh: DIỆP CHÂU
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.