Góc nhìn giáo dục: Có những lựa chọn là hy sinh!
Tin cô giáo Mai Thị Yến-giáo viên 12 năm cắm bản tại Trường Mầm non xã Đường Thượng (Yên Minh, Hà Giang) tử nạn trên đường đến trường để lại bao nỗi tiếc thương, xót xa cho người ở lại.
Ghi nhận những đóng góp, hy sinh của cô cùng gia đình cho sự nghiệp giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã gửi thư thăm hỏi và chia buồn, Công đoàn ngành giáo dục Việt Nam cũng có công văn đề nghị xem xét chuyển công tác cho thầy giáo Nguyễn Đại Đình Nam (chồng cô Yến) về gần nhà, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) nhận đỡ đầu hai con của cô Yến... Tất cả đều cố gắng bù đắp phần nào những khó khăn, thiếu thốn, thậm chí hy sinh cả tính mạng mà đội ngũ các thầy giáo, cô giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo đang cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Ảnh minh họa: TTXVN |
Giáo viên cắm bản vất vả không còn là chuyện mới. Trên khắp mọi miền Tổ quốc, nhất là những địa bàn khó khăn, ngày nào cũng có những câu chuyện thật cảm động về các thầy giáo, cô giáo. Họ đã làm tất cả, hy sinh tất cả vì học sinh thân yêu, vì tương lai của nước nhà. Ví như ở huyện Sìn Hồ (Lai Châu), các thầy giáo, cô giáo ở đây phải tự mình cõng bàn ghế, đi bộ vượt qua những con dốc trơn trượt, con suối, đèo núi để học trò có bàn ghế học; hay hàng nghìn giáo viên ở vùng cao Thanh Hóa muốn đến trường phải vượt sông Mã; giáo viên ở Yên Bái, Điện Biên, Hà Giang, Kon Tum... chuyện bị trượt dốc, đứt xích, hỏng xe, hay ngã trên những con đường dốc lầy lội bùn, đất đá lởm chởm cũng chẳng hề hiếm gặp. Thế nhưng những gian khó, thiếu thốn, hiểm nguy không đủ sức ngăn bước chân đến trường của các thầy giáo, cô giáo. Bởi mỗi ngôi trường là sự mong ngóng, chờ đợi của các em học sinh; bởi đó là nơi tri thức được nhân lên, tình yêu thương được lan tỏa.
Với tinh thần ở đâu có học trò, ở đó có lớp học, rất nhiều thầy giáo, cô giáo đã “đốt cháy” tuổi xuân nơi biên cương để “soi đường” cho học trò tìm tương lai. Các thầy giáo, cô giáo đã đưa ra lựa chọn và có những lựa chọn mà bản chất là sự hy sinh. Điều đó không chỉ tiếp sức cho học trò vững bước, mà còn truyền cảm hứng cho toàn xã hội về một tinh thần nhân văn, sống vì cộng đồng đầy cao đẹp của đội ngũ nhà giáo.
Ngày nay, những biến động của xã hội hiện đại đôi lúc ảnh hưởng, tác động đến tâm tư, nhân cách, hành xử của không ít người và điều đó xảy ra trong môi trường giáo dục khiến người ta đau lòng. Đôi lúc ta có cảm tưởng những giá trị truyền thống, những tình cảm thiêng liêng trong môi trường giáo dục bị lung lay. Nhưng tấm lòng của các nhà giáo vẫn là nơi học sinh có thể gửi trọn niềm tin trong hành trang bước vào cuộc sống. Từng tấm gương đều rất sống động, chân thật với tất cả sự bình dị mà cao quý.
Từ năm 1945, nền giáo dục cách mạng hình thành với sứ mệnh là làm cho “ai cũng được học hành” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Học để làm người, học để có tri thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đủ sức vươn lên làm chủ vận mệnh dân tộc. Trong sự nghiệp giáo dục vô cùng cao quý đó, nhà giáo đóng vai trò chủ đạo là người dẫn dắt, truyền cảm hứng và truyền thụ kiến thức.
Nhờ sự cống hiến, hy sinh không ngừng của lớp lớp nhà giáo, nhiều thế hệ công dân đã bước vào đời, lập nên những thành tích lớn lao. Để sự nghiệp “trồng người” đầy vinh quang ấy hoàn thành sứ mệnh, không chỉ đòi hỏi đội ngũ nhà giáo nỗ lực hơn, cống hiến hơn mà còn rất cần sự quan tâm của toàn xã hội để sao cho con đường đến trường bớt gian nan, vất vả; có những chính sách xứng đáng với đội ngũ giáo viên công tác nơi khó khăn để thu hút, giữ sự nhiệt huyết của những người đã gắn cuộc đời với sự nghiệp giáo dục nước nhà.
THÁI AN
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.