• Click để copy

Góc nhìn giáo dục: Sức hút và áp lực

Mấy năm gần đây, việc đổi mới tuyển sinh đại học ở một số cơ sở giáo dục đại học uy tín luôn có sức hút đối với nhiều thí sinh trong cả nước.

Năm 2024, các cơ sở giáo dục đại học tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Việt Đức.

Ưu điểm của kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của các cơ sở giáo dục đại học nêu trên là kiểm tra, sát hạch kiến thức tương đối toàn diện; kết quả thi được đo lường trên hệ thống máy tính nên bảo đảm tính khách quan, công bằng, chính xác; qua đó góp phần đánh giá trình độ kiến thức, năng lực tư duy thực chất của thí sinh. Kết quả các kỳ thi này đã được khoảng 100 trường đại học khác lấy làm căn cứ để tuyển sinh.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 Ảnh minh họa:Chinhphu.vn

Theo thông tin mới nhất, qua hai lần mở cổng đăng ký kỳ thi đánh giá năng lực, đến ngày 6-3 vừa qua, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có 95.000 thí sinh đăng ký thành công. Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh có hơn 94.000 thí sinh đăng ký suôn sẻ trong đợt 1. Đây là hai cơ sở giáo dục đại học uy tín hàng đầu đất nước nên có số lượng thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhất từ trước đến nay.

Theo quy định, mỗi thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội phải nộp lệ phí 500.000 đồng. Như vậy, cơ sở giáo dục này đã thu được 47 tỷ đồng lệ phí từ thí sinh. Còn Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh thu lệ phí của mỗi thí sinh là 300.000 đồng và tổng số tiền thu được 28 tỷ đồng.  

Việc đổi mới tuyển sinh từ các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của nhiều cơ sở giáo dục đại học là cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng đầu vào. Hiện cả nước có hơn 10 kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, mỗi năm thu hút hàng trăm nghìn thí sinh dự thi, do đó số tiền lệ phí thu được từ các kỳ thi này không hề nhỏ.

Ưu điểm của các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giáo dục cũng cảnh báo, vì “món lời” quá lớn thu được từ lệ phí dự thi của thí sinh nên rất có thể tới đây, nhiều trường sẽ đua nhau tổ chức các kỳ thi này, từ đó tạo ra áp lực lớn cho thí sinh trước thực tế “trăm hoa đua nở, trăm người đua tiếng”; đồng thời có thể gây ra những lãng phí không cần thiết cho thí sinh, phụ huynh, nói rộng ra là gây lãng phí cho xã hội.

Để không bị cuốn theo trào lưu các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đang nở rộ, đã đến lúc các thí sinh cần tỉnh táo, “liệu cơm gắp mắm”, biết khả năng thực lực của mình để lựa chọn hình thức thi tuyển đại học một cách phù hợp, tránh chạy theo tâm lý đám đông để tham dự các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy một cách tràn lan, vì nó có thể vừa gây tốn kém cho bản thân, gia đình, vừa khó đạt kết quả bởi “sức nặng” của các kỳ thi này.

MINH THÀNH

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025

Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.