Góc nhìn giáo dục: Thế khó của ngành giáo dục
Gọi điện cho một giáo viên ở Yên Bái để hỏi về tình hình chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 thì nhận được tin thầy không còn làm việc trong ngành nữa.
Tin này buồn nhưng quả thật không bất ngờ, bởi năm ngoái, thầy đã nói với tôi về ý định nghỉ việc. Cuộc sống và điều kiện gia đình là một trong những lý do khiến thầy cũng như nhiều giáo viên khác đã phải nghỉ việc thời gian qua. Theo thống kê, năm học 2022-2023, cả nước có hơn 19.300 giáo viên nghỉ hưu theo chế độ và bỏ việc, đối lập với con số toàn quốc còn thiếu hơn 118.000 giáo viên.
Hai năm qua, ngành giáo dục được giao bổ sung hơn 27.800 biên chế giáo viên mỗi năm, nhưng chỉ tuyển được hơn một nửa. Sau 4 năm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngành giáo dục và đào tạo đang đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng ở các môn học mới hoặc các môn học vốn là tự chọn thì nay chuyển sang bắt buộc...
![]() |
Ảnh minh họa / Vietnam+ |
Nhiều địa phương phải đối mặt với nỗi buồn thiếu giáo viên. Trong hai năm qua, hầu hết công trình trường học được xây mới trên địa bàn quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng không phát huy hết công năng do thiếu giáo viên. Còn ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam), các thầy cô phải “chạy sô” để dạy ở hai trường... Giáo viên thì thiếu mà số học sinh thì ngày càng tăng.
Vì thế, mặc dù còn nhiều băn khoăn nhưng giải pháp hạ chuẩn đang được nhiều địa phương ủng hộ. Bởi chất lượng dạy học chắc chắn sẽ không bảo đảm nếu thiếu giáo viên. Mà rõ ràng, giáo viên không thể mãi là đội ngũ hợp đồng với thu nhập bấp bênh, không ổn định hay “giáo viên chữa cháy” kiểu mượn giáo viên ở Hà Nội dạy học online cho học sinh ở Hà Giang, Yên Bái... như hiện nay.
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phải đề xuất cho phép những địa phương thiếu giáo viên được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng thay vì đại học như Luật Giáo dục 2019 vào chương trình xây dựng nghị quyết của Quốc hội. Việc làm cực chẳng đã này là để có thêm nguồn tuyển giáo viên. Thế nhưng dù vì điều gì, hạ chuẩn cũng là bước thụt lùi trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Trong khi điều chúng ta mong đợi là chuẩn giáo dục phải luôn được nâng cao, đáp ứng xu hướng đi lên của xã hội, của xu thế hội nhập toàn cầu.
Ngành giáo dục và đào tạo đang đứng trước thế “quay đi mắc núi, trở lại mắc sông”. Không hạ chuẩn thì khó đáp ứng yêu cầu thiếu giáo viên trước mắt. Còn nếu hạ chuẩn thì chất lượng không thể đáp ứng yêu cầu của luật và chương trình giáo dục phổ thông mới. Thế nên nếu đề xuất này được Quốc hội thông qua, có lẽ cần kèm theo những quy định chặt chẽ, bởi lùi một bước không khéo lại dẫn đến bước hụt chân của cả hệ thống.
Hạ chuẩn chỉ có thể là giải pháp ứng phó với tình huống trong khi cần kíp đưa ra các giải pháp tổng thể để nâng chuẩn giáo dục. Chúng ta không thể nợ chuẩn vô thời hạn. Ngành giáo dục và đào tạo cần sớm nghiên cứu phương án nâng cao chế độ tiền lương, tăng chế độ đãi ngộ. Chỉ khi giáo viên sống được bằng lương, hạnh phúc với nghề thì họ mới lựa chọn gắn bó lâu dài, tâm huyết, sáng tạo vì thế hệ tương lai.
HIỀN VINH
Tin mới
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.