• Click để copy

Góc nhìn nghị trường: Làm "sống lại" hình ảnh dòng Tô Lịch trong xanh

Sáng 20-6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Trong Quy hoạch Thủ đô có một nội dung rất đáng lưu ý, đó là nhiệm vụ giải quyết triệt để ô nhiễm sông Tô Lịch, làm sống lại hình ảnh dòng sông xanh, sạch, gắn liền với văn hóa-lịch sử Thủ đô; xử lý ô nhiễm môi trường các sông: Nhuệ, Đáy, Lừ, Sét... để bảo đảm nguồn nước tưới an toàn cho nông nghiệp, tạo không gian xanh cho phát triển đô thị. Đây cũng là mục tiêu được Hà Nội nêu ra từ rất lâu, đã có nhiều giải pháp được đề ra và thực hiện, nhưng kết quả chưa được như kỳ vọng.

Góc nhìn nghị trường: Làm
 Quang cảnh phiên họp Quốc hội tại Kỳ họp thứ bảy. 

Trên thế giới từng có những thành phố làm hồi sinh những dòng sông, kênh đào chạy qua khu vực nội đô rất thành công mà chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm. Dự án làm sạch những con kênh ở Venice (Italy) vào năm 1956 là một ví dụ. Venice được mệnh danh là thành phố của các kênh đào đang thu hút lượng du khách quốc tế khổng lồ mỗi năm. Ít ai biết, cách đây khoảng 7 thập kỷ, những con kênh chằng chịt ở thành phố thơ mộng này từng đứng trước tình trạng mất vệ sinh nghiêm trọng. Năm 1956, một dự án quy mô rất lớn được ví như một cuộc cách mạng được triển khai. Các con kênh nơi đây được rút cạn nước để làm sạch lớp phù sa, chất thải tích tụ qua nhiều thế kỷ, lấy lại độ sâu và làn nước trong xanh. Đây được coi là sự kiện lịch sử của thành phố Venice. Nhờ vậy, Venice lại duyên dáng soi bóng trên những dòng kênh xanh mát, trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho du khách trong và ngoài nước Italy.

Hà Nội cũng từng nổi tiếng với những dòng sông trong xanh, thơ mộng uốn quanh, nổi bật là sông Tô Lịch. Trải qua nhiều biến thiên, đoạn sông Tô Lịch nối với sông Hồng đã bị bồi lấp, dẫn tới sông Tô Lịch không còn được cấp nước từ sông Hồng, ngày càng trở nên ô nhiễm trầm trọng. Các con sông: Sét, Lừ, Đáy, Nhuệ cũng dần trở thành những dòng "sông chết". Muốn hồi sinh sông Tô Lịch và những dòng sông này, Hà Nội cũng sẽ phải triển khai dự án trên quy mô lớn để nạo vét hết lớp bùn đọng ô nhiễm ở đáy sông như đại dự án của Venice năm 1956, đồng thời phải dẫn dòng cấp nước từ sông Hồng cho các con sông này và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất đồng bộ trước khi xả ra hệ thống sông.

Đây là việc rất khó, phức tạp và tốn kém, nhưng chúng ta buộc phải tiến hành để Hà Nội lại là mảnh đất của những dòng sông trong xanh, hiền hòa. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử mà còn là nguồn động lực để thúc đẩy du lịch, kinh tế-xã hội Thủ đô phát triển.

Hy vọng, với Quy hoạch Thủ đô, tiến độ thực hiện mong ước hồi sinh sông Tô Lịch và các dòng sông cổ của Hà Nội sẽ được đẩy nhanh hơn và người dân Hà Nội sẽ lại cất cao câu ca: "Nước sông Tô vừa trong vừa mát...".

CHIẾN THẮNG

Bài liên quan

Tin mới

Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng
Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng

Ít nhất 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ đánh bom xảy ra vào sáng 9-11 tại một nhà ga tàu hỏa ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.

Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập
Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập

Sáng 9-11, Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập Vương quốc Campuchia (9-11-1953 / 9-11-2024) và kỷ niệm 71 năm thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia được tổ chức long trọng tại Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh.

Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12
Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12

Tân Hoa xã ngày 9-11 dẫn tuyên bố của lực lượng Houthi ở Yemen cho biết vừa bắn hạ thêm máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper với biệt danh “Quái điểu” do Mỹ sản xuất.

Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14
Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ (9-11), vị trí tâm bão khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/giờ.

Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên
Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên

Ngày 9-11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Chi nhánh Điện Biên phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Bệnh viện E và Sở Y tế tỉnh Điện Biên khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" năm 2024 tại Điện Biên.

Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam

Sáng 9-11, tại cảng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân, nhân dân và các lực lượng trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và Nhà giàn DK1/10 năm 2024 chính thức rời cảng lên đường.