• Click để copy

Hà Nội chi gần 1.000 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư dự án đường Vành đai 4

Sáng 26-2, UBND TP Hà Nội thông tin, đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 1.1: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (bao gồm hệ thống đường cao tốc, đường song hành (đường đô thị), hạ tầng kỹ thuật và hành lang dự trữ đường sắt quốc gia địa phận thành phố Hà Nội) thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội.

Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án là thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để có mặt bằng “sạch” trên địa phận thành phố phục vụ triển khai thi công đầu tư tuyến đường Vành đai 4 theo đúng tiến độ và ổn định cuộc sống người dân trong phạm vi giải phóng mặt bằng; giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình thực hiện dự án.

Phạm vi thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên các phần diện tích thuộc địa bàn 7 quận, huyện (Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín) của TP Hà Nội.

Hà Nội chi gần 1.000 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư dự án đường Vành đai 4

Cùng với công tác giải phóng mặt bằng, TP Hà Nội đang đẩy nhanh việc xây dựng các khu tái định cư giúp dự án đường Vành đai 4 về đích đúng tiến độ. 

Trong đó, diện tích đất thu hồi phục vụ xây dựng tuyến đường Vành đai 4 và đất hành lang dự trữ đường sắt quốc gia là khoảng 812,07 ha (diện tích trong chỉ giới: khoảng 796,77 ha; diện tích ngoài chỉ giới phục vụ hoàn trả kênh mương nội đồng, hoàn trả hệ thống điện cao thế, vượt nối đường giao thông hiện hữu... khoảng 15,30 ha).

Diện tích đất thu hồi phục vụ xây dựng các khu tái định cư là khoảng 39,28 ha (tương ứng với 13 khu tái định cư trên địa bàn 5 huyện: Mê Linh; Đan Phượng; Hoài Đức; Thanh Oai; Thường Tín).

Giá trị tổng mức đầu tư: 13.362 tỷ đồng, đây là vốn đầu tư công, nguồn từ ngân sách Trung ương và địa phương. Trong đó, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: 11.252,58 tỷ đồng; di chuyển điện cao thế từ 110kV đến 500kV: 530,02 tỷ đồng; chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư tổng thể: 7,58 tỷ đồng; các chi phí khác liên quan: 611,19 tỷ đồng.

Hà Nội cũng dành 960,87 tỷ đồng cho 13 dự án xây dựng khu tái định cư ở 5 huyện, gồm: 3 dự án ở xã Vân Khê, Đại Thịnh và Chu Phan, huyện Mê Linh; 2 dự án ở xã Hạ Mỗ, Hồng Hà, huyện Đan Phượng; 2 dự án tại xã Đức Thượng và Đông La, huyện Hoài Đức; 2 dự án tại xã Cự Khê và Tam Hưng, huyện Thanh Oai; 4 dự án tại xã Khánh Hà, Văn Bình; Hồng Vân và Vân Tảo, huyện Thường Tín. Thời gian chuẩn bị, thực hiện dự án đầu tư từ năm 2022 đến năm 2024. Trong đó, hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2023, thực hiện xong toàn bộ Dự án thành phần 1.1 trong năm 2024.

Quyết định cũng nêu rõ trách nhiệm của UBND các quận, huyện liên quan phải rà soát các số liệu điều tra, khảo sát, chính sách áp dụng, chi phí thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, minh bạch và công bằng giữa tổ chức với các hộ gia đình, cá nhân theo đúng quy định hiện hành.

Hà Nội chi gần 1.000 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư dự án đường Vành đai 4

Đoạn đường Vành đai 4 đi qua địa phận TP Hà Nội

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đảm bảo công khai, minh bạch; ổn định cuộc sống của người dân, hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có đất bị thu hồi; quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả, không để xảy ra việc tái lấn chiếm quỹ đất đã được thu hồi; làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân khi triển khai thực hiện dự án; kịp thời xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và những vấn đề phát sinh, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn...

Tin, ảnh: NGỌC HUY

Bài liên quan

Tin mới

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.

Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Tối 19-9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.

Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa
Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa

Thời Minh Mạng, tỉnh Bắc Ninh được thành lập bao gồm cả tỉnh Bắc Giang và một phần đất Hà Nội cùng Vĩnh Phúc ngày nay. Đây là mảnh đất địa linh, nhân kiệt, gắn liền với nền văn minh sông Hồng và cũng là vùng nổi tiếng bởi văn hóa giao tiếp với nhiều tinh túy.

Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang
Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang

Cứ vào khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước tràn đồng thì tình trạng buôn lậu trên tuyến biên giới Tây Nam lại trở nên nóng bỏng và phức tạp.

Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm
Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm

Vụ cháy xảy ra khoảng 16 giờ 30 phút tại xưởng in ở tổ dân phố Dao Quang, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cột khói đen bốc cao, khiến nhiều người tại khu vực hoang mang.

47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung
47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung

Ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc (LHQ)-tổ chức đa phương lớn nhất thế giới với sứ mệnh xây dựng luật pháp, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và phát triển trên thế giới. Chặng đường gần 5 thập kỷ qua đã chứng minh quan hệ Việt Nam-LHQ là mối quan hệ đối tác bền chặt và còn nhiều triển vọng.