• Click để copy

Hà Nội khai mạc Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP năm 2022

Ngày 01/08, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức khai mạc Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội năm 2022. Tuần hàng diễn ra từ ngày 10 - 14/08/2022, tại Công viên Thống nhất, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM Thành phố cho biết: Với hơn 100 gian hàng, Tuần hàng nhằm tuyên truyền về Chương trình OCOP, sản phẩm OCOP để các doanh nghiệp, cá nhân nhận diện, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm; Hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn các chủ thể có sản phẩm OCOP sản xuất cung ứng sản phẩm OCOP đảm bảo tiêu chuẩn, yêu cầu, thị hiếu, thủ tục của nhà phân phối, người tiêu dùng nhằm đẩy mạnh khai thác, tiêu thụ sản phẩm OCOP chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, giá cả phù hợp.

Các đại biểu cắt băng tại lễ Khai mạc Tuần hàng OCOP TP Hà Nội năm 2022Các đại biểu cắt băng tại lễ Khai mạc Tuần hàng OCOP TP. Hà Nội năm 2022.

Sự kiện cũng là hoạt động giúp cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh tăng cường kết nối giao thương tìm đầu ra cho sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, các giải pháp thích ứng linh hoạt sau đại dịch và biến động thị trường. Đặc biệt, đây còn là hoạt động thiết thực hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới.

Đến nay, thành phố Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và công nhận được Thành phố hiện có 1.649 sản phẩm OCOP, gồm: 4 sản phẩm 5 sao; 02 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã được Trung ương đánh giá; 11 sản phẩm tiềm năng 5 sao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng; 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao. Trong đó: ngành thực phẩm 1.071 sản phẩm, ngành đồ uống 35 sản phẩm, ngành thảo dược 17 sản phẩm, ngành Thủ công mỹ nghệ 492 sản phẩm, ngành Vải và may mặc 34 sản phẩm.

Để tiếp tục hỗ trợ các chủ thể giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng, Sở NN& PTNT tổ chức Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và bản sản phẩm OCOP TP. Hà Nội năm 2022 với mục đích nhằm tuyên truyền về chương trình OCOP, sản phẩm OCOP để các doanh nghiệp, cá nhân nhận diện, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn các chủ thể có sản phẩm OCOP sản xuất cung ứng sản phẩm OCOP đảm bảo tiêu chuẩn, yêu cầu, thị hiếu, thủ tục của nhà phân phối, người tiêu dùng để đẩy mạnh khai thác, tiêu thụ sản phẩm OCOP chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, giá cả phù hợp.

Phó Giám đốc Sở NN&PNT Nguyễn Ngọc Sơn và Phó Chánh Văn phòng Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Nguyễn Văn Chí đi thăm các gian hàng OCOPPhó Giám đốc Sở NN&PNT Nguyễn Ngọc Sơn và Phó Chánh Văn phòng Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Nguyễn Văn Chí đi thăm các gian hàng OCOP.

Sự kiện cũng giúp cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh tăng cường kết nối giao thương tìm đầu ra cho sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, các giải pháp thích ứng linh hoạt sau đại dịch và biến động thị trường. Đặc biệt, đây còn là hoạt động thiết thực hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới.

Theo Phó Chủ tịch huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn, Phúc Thọ là huyện có rất nhiều nghề, với gần 60 làng có nghề. Đây cũng là địa phương có đặc thù địa hình đa dạng miền bãi, đồng, ven song, đồi gò, có thế mạnh phát triển nông nghiệp cả về trồng trọt lẫn chăn nuôi đặc sản. 

Trong nhiều năm qua, huyện Phúc Thọ đã xây dựng được nhiều sản phẩm chủ lực trên cơ sở quy hoạch phát triển vùng chuyển đổi tập trung. Huyện xác định trong xây dựng nông thôn mới phải đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia chương trình OCOP, nhằm quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ, gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Đặc biệt là bảo vệ được quyền bảo hộ, tiêu dùng sản phẩm cho quê hương.

Huyện Phúc Thọ cũng tạo điều kiện cho các chủ thể OCOP quảng bá, tiêu thụ sản phẩm và người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận, trải nghiệm, sử dụng sản phẩm OCOP như tổ chức nhiều đợt quảng bá, giới thiệu sản phẩm; khai trương, mở điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP đặt tại các địa phương. Các sản phẩm OCOP được bày bán đều đã được chứng nhận đạt chuẩn OCOP, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương như: Bưởi Phúc Thọ, thịt lợn sinh học Thọ Lộc, rau an toàn Thanh Đa, chuối Vân Nam…

Bên cạnh đó, hiện huyện Phúc Thọ đã xây dựng được nhiều sản phẩm nông sản lợi thế trên cơ sở quy hoạch phát triển vùng chuyển đổi tập trung, phần lớn các sản phẩm chủ lực đều được cấp nhãn hiệu tập thể, đáp ứng thị hiếu của khách.

Để Tuần hàng OCOP đạt hiệu quả, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Ngọc Sơn đề nghị các chủ thể có sản phẩm OCOP được UBND TP. Hà Nội công nhận tham gia Tuần hàng tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị để đưa sản phẩm OCOP ngày càng phát triển.

Các đơn vị phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng online tăng cường kết nối giao thương, tiêu thụ các sản phẩm OCOP để người tiêu dùng Thủ đô, trong nước và quốc tế nhận diện thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Theo Kế hoạch, Tuần hàng tư vấn, giới thiệu sản phẩm OCOP TP. Hà Nội năm 2022 kéo dài đến hết ngày 03/08/2022.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng

Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.

Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.

Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương

Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.

Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh

Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).