• Click để copy

Hà Nội sẽ luân chuyển, điều động, chuyển đổi nhiều vị trí cán bộ

Từ quý I-2024, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội sẽ tổ chức luân chuyển, điều động, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ các ban, ngành, sở thành phố và các quận, huyện, thị xã, cấp ủy trực thuộc Thành ủy giai đoạn 2024-2025.

Theo kế hoạch, từ Quý I-2024, TP Hà Nội sẽ tổ chức đợt luân chuyển, điều động, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác năm 2024 đối với cán bộ các cơ quan, đơn vị thuộc Thành ủy lãnh đạo.

Do đó, Ban Tổ chức Thành ủy đã có công văn đề nghị Ban Cán sự đảng UBND thành phố và các cơ quan, đơn vị thuộc Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ đã được phân công theo Kế hoạch số 188-KH/TU ngày 6-11-2023 của Ban Thường vụ Thành ủy "Về luân chuyển, điều động, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ các ban, ngành, sở thành phố và các quận, huyện, thị xã, cấp ủy trực thuộc Thành ủy giai đoạn 2024-2025".

Ban Tổ chức Thành ủy cũng lưu ý, đối với các chức danh cán bộ khối chính quyền, đơn vị sự nghiệp công lập thì thực hiện theo đề án vị trí việc làm được UBND thành phố phê duyệt.

Đối với các chức danh cán bộ khối Đảng, đoàn thể thì thực hiện theo các quyết định của Ban Tổ chức Trung ương về ban hành tạm thời danh mục vị trí việc làm, bản mô tả vị trí việc làm công chức các ngành.

Trường hợp luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ trong nội bộ cơ quan, đơn vị, thực hiện theo quy định về quản lý cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ và quản lý biên chế của cơ quan, đơn vị.

Trường hợp luân chuyển, điều động, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ sang đơn vị khác, cơ quan nơi đang quản lý cán bộ chủ trì thực hiện các bước quy trình theo hướng dẫn. Đồng thời, chủ động phối hợp với cơ quan nơi dự kiến tiếp nhận cán bộ để ban hành quyết định theo thẩm quyền.

Trường hợp cán bộ chuyển sang cơ quan, đơn vị mới cần thực hiện quy trình tiếp nhận vào công chức thì cơ quan dự kiến tiếp nhận cán bộ xin ý kiến Ban Tổ chức Thành ủy hoặc Sở Nội vụ Hà Nội để thực hiện theo quy định.

Được biết, mục đích của Kế hoạch số 188-KH/TU là tăng cường, bổ sung cán bộ có năng lực, chuyên môn phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm cho các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị có khó khăn, khuyết thiếu nguồn nhân sự… Kế hoạch đề ra yêu cầu dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, công bằng và đúng thẩm quyền.

Trong đó, cách làm phải khoa học, thận trọng, chặt chẽ, có lộ trình cụ thể, phù hợp tình hình thực tiễn, cân đối, hài hòa, bảo đảm giữ được sự ổn định, tránh xáo trộn lớn trong đội ngũ cán bộ các địa phương, đơn vị.

Đồng thời, rà soát, đánh giá đúng, đầy đủ về thực trạng đội ngũ cán bộ của các địa phương, cơ quan, đơn vị. Từ đó, xác định rõ những hạn chế, khó khăn trong việc bố trí, sử dụng cán bộ, nhất là việc đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.

Theo Tiền Phong

Bài liên quan

Tin mới

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.

Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Tối 19-9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.

Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa
Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa

Thời Minh Mạng, tỉnh Bắc Ninh được thành lập bao gồm cả tỉnh Bắc Giang và một phần đất Hà Nội cùng Vĩnh Phúc ngày nay. Đây là mảnh đất địa linh, nhân kiệt, gắn liền với nền văn minh sông Hồng và cũng là vùng nổi tiếng bởi văn hóa giao tiếp với nhiều tinh túy.

Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang
Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang

Cứ vào khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước tràn đồng thì tình trạng buôn lậu trên tuyến biên giới Tây Nam lại trở nên nóng bỏng và phức tạp.

Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm
Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm

Vụ cháy xảy ra khoảng 16 giờ 30 phút tại xưởng in ở tổ dân phố Dao Quang, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cột khói đen bốc cao, khiến nhiều người tại khu vực hoang mang.

47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung
47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung

Ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc (LHQ)-tổ chức đa phương lớn nhất thế giới với sứ mệnh xây dựng luật pháp, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và phát triển trên thế giới. Chặng đường gần 5 thập kỷ qua đã chứng minh quan hệ Việt Nam-LHQ là mối quan hệ đối tác bền chặt và còn nhiều triển vọng.