• Click để copy

Hà Nội: Xôi nếp thu – chuyện đời, chuyện nghề

Những ngày thu ở Hà Nội đang làm biết bao người phải xao xuyến, bởi cái tiết trời, cái thảnh thơi và cả sự thảo thơm trong cách ứng xử của người Tràng An. Gánh hàng quà của bà bán xôi cũng như thơm lành hơn…

Mùa thu ở Hà Nội, thật khác biệt, dịu êm, là sự dịu êm bên cạnh cái tất bật, nhộn nhịp, không quá nực như mùa hè, chẳng ảm đạm như mùa đông. Nhiều người có cùng quan điểm: Thu là mùa đẹp nhất trong năm ở Thủ đô. Càng đẹp hơn khi trong ngày thu tinh khiết ấy được theo đôi tay thoăn thoắt của bà hàng xôi, đơm từng chút thơm lành, ngọt bùi mang đến món quà sáng giản dị cho thực khách.

Bộ ba xôi vò - chè hoa cau - chè bà cốt

Trong một quán xôi có tuổi đời cả thế kỷ trên phố Bát Đàn, đôi tay thoăn thoắt của bà T (chủ thương hiệu xôi chè truyền thống) liên tục bới xôi vò, múc chè, cắt bánh cho khách. Chè hoa cau ẩn mùi hương trong lớp bột dẻo quánh, ngọt ngào. Xôi vò bở tơi, bùi ngậy. Tất cả kết hợp cùng nhau tạo thành bộ ba chè truyền thống rất thích hợp để thưởng thức trong tiết thu, đông. Hơn thế, đây là những món ăn giản dị mà ẩn chứa biết bao tinh tế trong cách thương thức, và gắn bó bao đời nay với người dân Thủ đô. Một bữa sáng ngọt lành đủ dinh dưỡng cho người lao động, hay một bữa xế thơm dịu cho bất cứ ai…

​Hà Nội: Xôi nếp thu – chuyện đời, chuyện nghề
Xôi vò, chè hoa cau, chè bà cốt - bộ ba chè truyền thống rất thích hợp để thưởng thức trong tiết thu, đông.

Câu chuyện của bà T cũng chủ yếu xoay quanh việc giữ nghề và tâm huyết với quán chè trăm tuổi này. Xuất hiện từ những năm 30 của thế kỷ trước, ban đầu, cũng như nhiều quán chè khác, chè bà T được thực khách kháo nhau "chè hàng Bồ", bởi trước đây đó là gánh hàng rong ngồi đãi khách tận Hàng Bồ.

Theo bà T, ở quán của bà, thực khách chủ yếu là những người từ 30 tuổi trở lên, còn khách hàng cao niên hẳn thường là hàng xóm, người sống ở phố cổ hoặc thỉnh thoảng cũng có khách vãng lai tới ăn chè. Bởi người già thường hay lạnh bụng, rùng mình, ăn một bát chè ấm với xôi dẻo vừa bùi vừa ngọt làm tinh thần của họ phấn chấn. Mặt khác, bát chè trên khía cạnh tinh thần giúp họ lần giở lại nhiều mảnh ký ức thuở xưa cũ.

Còn với thực khách trẻ tuổi như bạn N.Dương (21 tuổi, quận Hoàn Kiếm) cho biết, hiện nay có nhiều món món ăn mới rất thu hút bởi màu sắc, cùng với đó là vị chè nịnh miệng. Nhưng kể từ khi được ăn thử chè hoa cau với xôi vò trong tiết thu, bạn vẫn thường ghé tới đây mỗi khi có dịp để không chỉ thưởng thức mà còn để hưởng trọn cái không khí chiều thu quý giá sau chuỗi ngày dài làm việc.

Xôi xéo sáng - rẻ và dinh dưỡng

Mỗi sáng, từ tinh sương đến gần giữa trưa, gánh hàng xôi trên phố Lý Thường Kiệt ngày nào cũng bán đến mấy thúng xôi Phú Thượng mới đủ. Không nổi tiếng thế giới như phở hay bánh mì, xôi xéo ăn sáng thường nép mình trong những tiệm nhỏ, gánh hàng rong nơi góc phố.

Thoăn thoắt bên cạnh thúng là đôi tay đang thái đậu xanh đều như dập chỉ của chị M. Mấy năm nay đắt hàng, làm không xuể, chị còn cần thêm vài người nữa để giúp khách hàng gọi món, người thì chan mỡ, thêm ruốc hành, thậm chí cả giò nếu có ai muốn gói xôi của mình thêm phần dinh dưỡng. Ấy vậy mà một gói xôi đầy đủ lại chỉ có giá dao động từ 10 cho đến 15 nghìn đồng.

​Hà Nội: Xôi nếp thu – chuyện đời, chuyện nghề
Gánh hàng xôi trên phố Lý Thường Kiệt ngày nào cũng bán đến mấy thúng xôi Phú Thượng. 

Tới nay, quán xôi này đã bán được hơn 30 năm. Cứ đúng 6 giờ sáng, hàng dài người bắt đầu nối nhau, đa phần là những người dân lao động, các bạn học sinh – sinh viên, dân công sở và một vài người cao tuổi đang chờ mua xôi. Chứng kiến chị M thái đậu với kỹ năng dùng dao thoăn thoắt, miệng liến thoắng nhận và trả đơn cho khách, bằng cả mùi vị lẫn kỹ năng, những người bạn Hàn Quốc gọi xôi chị M là "huyền thoại" của phố cổ.

Cách đó khá xa, tại ngõ phố Ao Sen - Hà Đông, một gánh xôi khác nấu theo kiểu Phú Thượng cũng rất đắt khách, phục vụ chủ yếu cho sinh viên, người lao động, mức giá tương tự dao động từ 10 đến 15 nghìn đồng, đầy đủ, nóng hổi. Cũng trong khung giờ từ 6 giờ sáng, chị T – chủ quán - một mình bê 3 thúng xôi, dọn dẹp và bắt đầu bán hàng. Chị T cho biết, mỗi ngày chị bán đều hết cả 3 thúng xôi. Đắt hàng nhất vẫn là xôi xéo, ngoài ra còn 1 thúng nhỏ xôi ngô, 1 thúng xôi lạc. Thực khách không chỉ có dân cư trong phố, còn có sinh viên, dân văn phòng, lao động, người đi chợ... Vào ngày rằm hoặc mùng 1, chị còn nhận đơm xôi theo đĩa, có giá từ 20 nghìn đồng kèm hành phi thơm phức. Để ra được mẻ xôi dẻo, không lại gạo - chị T cho biết chị phải thức dậy từ 2 giờ sáng, đồ xôi liên tục 3 lần rồi mới bắt đầu đi chợ.

​Hà Nội: Xôi nếp thu – chuyện đời, chuyện nghề
Một gánh xôi nấu theo kiểu Phú Thượng tại ngõ phố Ao Sen - Hà Đông

Khách hàng tại quán có cả những bạn sinh viên từ nước bạn Lào ghé thăm, họ rất thích thú vì xôi dẻo dính, đậu béo ngậy, lại có thêm cả lựa chọn với xôi ngô, xôi lạc chan mỡ. 

Xôi mặn

Các món xôi mặn cũng khá phổ biến ở Hà Nội, chủ yếu là những loại xôi trắng hoặc xôi lạc. Có thể ăn chung với thịt kho, trứng, lạp xưởng... thậm chí đơn giản cần chỉ cần chấm muối vừng. Xôi mặn ăn chắc dạ, nên ăn lúc nóng, trong tiết thu mát lành lại càng hợp hơn. Nhưng khác với xôi xéo ăn sáng, xôi mặn thường tấp nập về đêm.

Ở Hà Nội, có rất nhiều thương hiệu xôi mặn khác nhau, công thức chế biến lẫn món ăn kèm cũng khác nhau, đa dạng. Nào xôi bà T, cô Th phố Thợ Nhuộm, xôi gà xé Nguyễn Hữu Huân, Xôi gia truyền Tương Mai... Một bát xôi trắng, chan nước thịt kho, thêm món tùy thuộc vào cách ăn lẫn lựa chọn của thực khách làm xôi mặn trở nên đa dạng. Ăn xôi theo các món đi kèm không lặp lại làm trải nghiệm vị giác vì thế biến hóa nhiều hơn.

Trong tiết thu, trời đêm có chút se lạnh. Sau một quá trình lao động dài tốn sức, các cô lao công, người làm công việc tự do thường ghé tới quán xôi trên phố Thụy Khuê. Mặc dù ít lựa chọn, nhưng giá cả lại phải chăng, phù hợp với túi tiền của họ hơn, vào khoảng từ 20 đến 25 nghìn đồng/bát.

​Hà Nội: Xôi nếp thu – chuyện đời, chuyện nghề
Các món xôi mặn khá phổ biến ở Hà Nội 

Xôi và người bán xôi đem câu chuyện đời, chuyện nghề phảng phất trong không gian văn hóa chung của Hà Nội. Dù là hàng quán hay vỉa hè, biển hiệu hay tiếng rao, xôi vô tình hay hữu ý biến thu Hà Nội thêm phần ý vị. 

QUỲNH ANH

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.