Hạ tầng đi trước để phát huy lợi thế
Vượt qua rất nhiều khó khăn, từ một tỉnh nghèo, Điện Biên đã phát huy các lợi thế riêng có về du lịch, dịch vụ xuất, nhập khẩu, sản xuất và chế biến nông-lâm sản, thủy điện, khai khoáng... để phát triển. Điện Biên đang đứng trước cơ hội lớn trở thành “ngôi sao” vùng Tây Bắc khi hội tụ văn hóa đặc sắc, lịch sử hào hùng, thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng cùng với thuận lợi về đường hàng không, đường cao tốc đã và đang được đầu tư...
Hiện nay, Điện Biên là tỉnh duy nhất trong các tỉnh Tây Bắc có cảng hàng không và được đưa vào khai thác thương mại; hệ thống giao thông đường bộ kết nối các tỉnh trong khu vực đang được quan tâm, đầu tư, mở rộng... Hạ tầng đầu tư đồng bộ giúp Điện Biên nắm bắt cơ hội giao thương, phát triển kinh tế và tăng sức hấp dẫn với nhà đầu tư. Đồng chí Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết, quý I-2024, các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực.
Nhà ga hành khách Cảng hàng không Điện Biên (tỉnh Điện Biên). Ảnh do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cung cấp |
Một số chỉ tiêu nổi bật như: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 6,07% so với cùng kỳ năm trước; tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt 777 tỷ đồng, tăng 1,48 lần so với kế hoạch... Điện Biên đang tập trung các nguồn lực, thu hút đầu tư cho những dự án hạ tầng quan trọng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, năng lượng, du lịch, nông nghiệp giá trị cao... nhằm dẫn dắt, thúc đẩy thu hút những dự án có tính động lực, trọng tâm, trọng điểm, có tác động lan tỏa và trực tiếp phục vụ các định hướng, nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra trong quy hoạch tỉnh cũng như của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Với định hướng đó, UBND tỉnh kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đường dây 110kV Nậm Pồ-Thủy điện Lai Châu hoặc ủy quyền cho địa phương chấp thuận chủ trương đầu tư để bảo đảm an ninh năng lượng, khai thác tiềm năng thủy điện của hai huyện Nậm Pồ và Mường Nhé theo Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt (vì hiện nay mới chỉ có đường dây 35kV).
Tỉnh cũng kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư ủng hộ chủ trương đầu tư dự án xây dựng kênh tưới nước từ hồ Ẳng Cang, huyện Mường Ảng; đồng thời xem xét trình cấp có thẩm quyền hỗ trợ nguồn vốn để triển khai đầu tư dự án; bố trí kinh phí đầu tư hạ tầng khu cửa khẩu song phương A Pa Chải-Long Phú; quan tâm, phối hợp với đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam hướng dẫn tỉnh triển khai các thủ tục thực hiện dự án cấp điện nông thôn...
Điện Biên là địa phương còn nhiều dư địa phát triển, nhất là về nông nghiệp, công nghiệp chế biến, du lịch văn hóa-lịch sử-sinh thái... Đánh giá tiềm năng và cơ hội phát triển của Điện Biên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, một trong những chìa khóa để mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào tỉnh là phát triển hạ tầng. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị tỉnh Điện Biên chú trọng đẩy nhanh tiến độ giao vốn và giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt quan tâm đến công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư.
“Tỉnh phải quan tâm hạ tầng nhiều hơn nữa, đặc biệt là các tuyến đường trục chính. Tỉnh có thể xem xét các tuyến đường từ Sơn La đi Điện Biên và từ Điện Biên đi Lai Châu, điều này sẽ tăng khả năng liên kết vùng, phát huy hơn nữa sân bay Điện Biên. Hiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang ủng hộ phương án làm đường nối từ Hòa Bình tới Thanh Hóa để các tỉnh Tây Bắc (trong đó có Điện Biên) dễ dàng tiếp cận với các cảng biển”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin.
KHÁNH AN
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.