• Click để copy

Hải quan Việt Nam: Chiến dịch Con rồng Mekong đã góp phần kiểm soát chống buôn lậu CITES, ma túy và tội phạm xuyên quốc gia

Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu - Hải quan Việt Nam Vũ Quang Toàn,khẳng định: Chiến dịch Con rồng Mekong đã đạt được những thành công lớn với sự tham gia của ngày càng nhiều thành viên, gây dựng được những tiếng vang và thương hiệu nhất định về kiểm soát chống buôn lậu CITES, ma túy và tội phạm xuyên quốc gia.

Cũng trong bài phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị khởi động chiến dịch Con rồng Mê Kông 5 được diễn ra từ ngày 11 – 13/4/2023 tại Thượng Hải, Trung Quốc với sự tham gia của hơn 60 đại biểu đến từ các cơ quan hải quan, cảnh sát của nước và vùng lãnh thổ thành viên trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Văn phòng RILO AP, UNODC, Ban Kiểm soát môi trường Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), các tổ chức quốc tế TRAFFIC, IFAW… đại diện Hải quan Việt Nam, ông Vũ Quang Toàn đề nghị các cơ quan Hải quan thành viên cũng như các cơ quan thực thi pháp luật  cùng nhau hành động để  nâng cao hiệu quả bắt giữ triệt phá tận gốc các đường dây tội phạm.

Thông tin từ Tổng cục Hải quan, theo đánh giá đại diện của quốc gia, tổ chức cho thấy, số lượng thành viên tham gia OMD 4 năm ngoái là lớn nhất bao giờ hết bao gồm 29 thành viên. Sự tham gia nhiều hơn của các thành viên trong khu vực AP cho thấy buôn bán ma túy và động vật hoang dã là một trong những mối quan tâm chính của các thành viên. Đặc biệt, trong hơn hai năm xảy ra đại dịch, qua quan sát thấy rằng thị trường ma túy và quy mô buôn bán ma túy không hề giảm. Nhiều thủ đoạn buôn lậu các loài có nguy cơ tuyệt chủng và ngày nay vấn đề môi trường toàn cầu được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu cần được xử lý. Về vấn đề này đòi hỏi các cơ quan hải quan phải tích cực đấu tranh với hành vi buôn bán xuyên biên giới các loài có nguy cơ tuyệt chủng vì sự bền vững môi trường.

Chiến dịch con rồng Mê Kông do Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc đồng sáng kiến được khởi động từ tháng 9/2018. Giai đoạn 1 của chiến dịch có 6 thành viên thuộc tiểu vùng sông Mê Kông gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanmar. 9 thành viên tham gia ở giai đoạn 2 gồm: Úc, Bangladesh, Brunei, Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Mông Cổ, Nepal, New Zealand, Singapore...  Đến nay, chiến dịch đã triển khai qua 3 giai đoạn chính và 01 giai đoạn mở rộng với sự tham gia của 20 cơ quan hải quan và thực thi pháp luật trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tổng số 1.203 vụ việc vi phạm vận chuyển trái phép các chất ma túy và động thực vật hoang dã (trong đó có 1.069 vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép các chất ma túy) bị bắt giữ.

Đặng Thu Hằng

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.

Nghệ An: Xử phạt hộ kinh doanh về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu
Nghệ An: Xử phạt hộ kinh doanh về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu

Ngày 15/5/2025, Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Nghệ An xử phạt hành chính đối với Hộ kinh doanh NTN có địa chỉ tại xã Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương với số tiền 6 triệu đồng đối với hành vi Buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.

Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai xử lý 54 vụ việc vi phạm trong “Thánh hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”
Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai xử lý 54 vụ việc vi phạm trong “Thánh hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”

Thực hiện công văn số 380/TTTN-NV ngày 15/4/2025 của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2025; Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 28/3/2025 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” tỉnh Lào Cai năm 2025; Kế hoạch số 22/KH-SCT ngày 08/4/2025 của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” ngành Công Thương năm 2025. Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lào Cai đã xây dựng Kế hoạch chuyên đề triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, với mục tiêu: