• Click để copy

Hiện thực hóa ước mơ về nhà của người nghèo

Xóa nhà tạm, nhà dột nát là chủ trương lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta. Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có định hướng rõ ràng và cách làm khả thi, kêu gọi sự chung tay của toàn xã hội, quyết tâm đến hết năm 2025 cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát.

Cả nước chung tay xóa nhà tạm

Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam chia sẻ: “Tôi đã có dịp đi khắp các vùng miền cả nước, tận mắt chứng kiến rất nhiều hộ nghèo, cận nghèo khi được nhận những căn nhà từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia, của MTTQ Việt Nam, của hệ thống ngân hàng, Quân đội, Công an, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trao tặng, đã nghẹn ngào, không nói nên lời. Cả người trao tặng và người nhận đều rưng rưng nước mắt vì hạnh phúc”. 

Tuy nhiên, theo đồng chí Đỗ Văn Chiến, hiện còn hàng trăm nghìn gia đình khó khăn về nhà ở, đến mức không có một nơi tử tế dù nhỏ để đặt bát hương thờ cúng tổ tiên. Nhiều cụ già, em nhỏ phải ở những căn nhà dột nát “ngày mưa thì dột tứ bề, ngày rét thì gió lùa bốn bên”. “Họ đều khát khao có được một ngôi nhà nhỏ “kín trên, bền dưới” để gia đình trú ngụ. Niềm mong ước tưởng chừng rất đơn giản ấy nhưng nếu không có sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, sự chung tay góp sức của các nhà hảo tâm, của cộng đồng và xã hội thì với nhiều người “mãi vẫn chỉ là ước mơ”, đồng chí Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh.

Hiện thực hóa ước mơ về nhà của người nghèo
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao kinh phí của Bộ Quốc phòng và các doanh nghiệp quốc phòng ủng hộ các địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát. Ảnh: TỐNG GIÁP 

Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24-11-2023 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24-5-2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.

Triển khai chủ trương của Đảng, ngày 13-4 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát động Phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025", phấn đấu hoàn thành mục tiêu trước 5 năm so với nghị quyết của Đảng đề ra. Phong trào đã được MTTQ Việt Nam, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cá nhân tích cực hưởng ứng và triển khai mạnh mẽ. Bằng nhiều hình thức hỗ trợ, đến nay, nhiều ngôi nhà mới đã hoàn thành, đáp ứng tiêu chuẩn "3 cứng" (nền cứng, khung-tường cứng, mái cứng), tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.

Quyết tâm hết năm 2025 sẽ xóa xong nhà tạm, nhà dột nát

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thời gian qua, với sự quan tâm, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực về thực hiện chính sách an sinh xã hội và thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững.

Công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo đã đạt được những kết quả tích cực, tính từ năm 2000 đến 2023, với sự tham gia tích cực của các lực lượng Quân đội, Công an, MTTQ, các doanh nghiệp và nhân dân cả nước, hơn 1,7 triệu căn nhà đã được xây mới và sửa chữa cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay, qua rà soát cả nước còn khoảng 400.000 căn nhà tạm, nhà dột nát, chưa bảo đảm “3 cứng” hoặc thiếu hụt về chất lượng.

Hiện nay, cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát với mục tiêu trong năm 2025 phải hoàn thành 3 nhiệm vụ: Hỗ trợ nhà ở cho người có công khó khăn về nhà ở (khoảng 200.000 căn), do ngân sách nhà nước bảo đảm; hỗ trợ nhà ở cho người dân theo các chương trình mục tiêu quốc gia (khoảng 88.000 căn); xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân ngoài hai nhóm hỗ trợ trên. Theo thống kê của các địa phương, ngoài hai nhóm đối tượng đã được hỗ trợ theo ngân sách nhà nước và chương trình mục tiêu quốc gia, cả nước còn 153.881 căn nhà tạm, nhà dột nát của hộ nghèo, hộ cận nghèo với kinh phí tối thiểu để thực hiện là 6.500 tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: “Đây là thời điểm có ý nghĩa lịch sử, quan trọng để thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, là một dấu ấn đậm nét thể hiện tính ưu việt của xã hội chủ nghĩa, thể hiện nghĩa đồng bào, tính nhân văn cao cả của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, với tư duy mới, cách làm mới, tin tưởng rằng cuộc vận động cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi” sẽ đem lại kết quả tích cực. Kết thúc năm 2025, chúng ta sẽ cơ bản xóa xong nhà tạm, nhà dột nát, về đích sớm trước 5 năm so với mục tiêu đề ra, thiết thực nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập nước và tiến tới chào mừng Đại hội XIV của Đảng”.

HÀ VŨ

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.