• Click để copy

Hình thành các trung tâm tiêu dùng lớn và quản lý chất lượng hàng hoá bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp thông lệ quốc tế

Nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, dự thảo đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 đặt ra mục tiêu tái cơ cấu thị trường trong nước theo hướng phát triển nhanh, bền vững thị trường trong nước, kết nối liền mạch với thị trường xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo không gian thị trường cho các ngành sản xuất trong nước.

Dự thảo đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 xác định, phát triển và đa dạng hóa các trung tâm tiêu dùng của cả nước theo vùng và địa bàn, gắn phát triển các trung tâm mua sắm với trung tâm du lịch, các địa bàn tập trung sản xuất công nghiệp và dịch vụ; ưu tiên phát triển thị trường vùng nông thôn, miền núi.

Ảnh internetHình thành và phát triển các trung tâm tiêu dùng lớn và quản lý chất lượng hàng hoá bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp thông lệ quốc tế. Ảnh internet.

Dự thảo cũng đặt ra mục tiêu nâng cao nội lực nền kinh tế trên cơ sở mở rộng tiêu dùng nội địa gắn với phát triển thương hiệu hàng Việt Nam, khai thác lợi thế về quy mô dân số với sự gia tăng nhanh của tầng lớp trung lưu và tiêu dùng trẻ, năng động. Ưu tiên phát triển các mô hình kinh tế tiêu dùng mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế đêm, kinh tế du lịch, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, thương mại điện tử... Phấn đấu giá trị tăng thêm thương mại trong nước đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 9,0 - 9,5%/năm.

Bên cạnh đó, xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trong nước đồng bộ, hiện đại. Thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ hệ thống phân phối sang các loại hình phân phối hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa hệ thống phân phối ở vùng nông thôn, miền núi; khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã thương mại, hộ kinh doanh đổi mới phương thức hoạt động theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp.

Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ hàng hóa phân phối qua hệ thống bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 38 - 42%; tỷ lệ hàng hóa phân phối qua các kênh thương mại điện tử chiếm khoảng 10,5-11%; tỷ trọng bán lẻ hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 85% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 15%.

Hình thành và phát triển các trung tâm tiêu dùng lớn và quản lý chất lượng hàng hoá bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp thông lệ quốc tế. Ảnh internetHình thành và phát triển các trung tâm tiêu dùng lớn và quản lý chất lượng hàng hoá bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp thông lệ quốc tế. Ảnh internet.

Tập trung hỗ trợ hình thành và phát triển một số tập đoàn bán buôn, bán lẻ trong nước có thương hiệu lớn và khả năng cạnh tranh trong khu vực với hệ thống phân phối hiện đại, làm chủ hệ thống tổng kho, trung tâm logistics và nguồn cung ứng hàng hoá nhằm ổn định cung cầu, nâng cao tính cạnh tranh về giá gắn với tăng cường quản lý cạnh tranh, chống độc quyền. Khuyến khích các tập đoàn phân phối lớn của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

Tăng cường kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo ổn định cung cầu, giá cả hàng hoá và nguồn gốc xuất xứ. Thực hiện nhất quán quản lý chất lượng hàng hoá lưu thông trong nước bằng các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với thông lệ quốc tế. Triển khai áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa tiêu dùng trong nước, ưu tiên phát triển các chuỗi cung ứng hàng nông sản thực phẩm thiết yếu.

Dự thảo đề án cũng xác định, phát triển và đa dạng hóa các trung tâm tiêu dùng của cả nước theo vùng và địa bàn, gắn phát triển các trung tâm mua sắm với trung tâm du lịch, các địa bàn tập trung sản xuất công nghiệp và dịch vụ; ưu tiên phát triển thị trường vùng nông thôn, miền núi.

Đồng thời, phát triển và đa dạng hóa các trung tâm tiêu dùng của cả nước theo vùng và địa bàn, gắn phát triển các trung tâm mua sắm với các trung tâm du lịch, các địa bàn tập trung sản xuất công nghiệp và dịch vụ; ưu tiên phát triển thị trường vùng nông thôn, miền núi.

Hình thành và phát triển các trung tâm tiêu dùng lớn và quản lý chất lượng hàng hoá bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp thông lệ quốc tế. Ảnh internetHình thành và phát triển các trung tâm tiêu dùng lớn và quản lý chất lượng hàng hoá bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp thông lệ quốc tế. Ảnh internet.

Đẩy mạnh thương mại điện tử thành kênh phân phối quan trọng, hỗ trợ tích cực trong tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa nông sản, hàng công nghiệp tiêu dùng; hình thành các tập đoàn thương mại điện tử lớn, có thương hiệu quốc gia và có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Ưu tiên phát triển các chuỗi cung ứng hàng nông sản thực phẩm thiết yếu.

Phát triển thương mại điện tử thành kênh phân phối quan trọng, hỗ trợ tích cực trong tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa nông sản, hàng công nghiệp tiêu dùng; hình thành các tập đoàn thương mại điện tử lớn, có thương hiệu quốc gia và có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Ưu tiên phát triển hệ thống các sàn giao dịch thương mại điện tử có kết nối quốc tế. Thu hẹp về khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển thương mại điện tử.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, pháp luật về phòng vệ thương mại, quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng phù hợp cam kết quốc tế. Tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ Trung ương đến địa phương. Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Quản lý Thị trường trên địa bàn cả nước. Chú trọng công tác xây dựng và phát triển lực lượng Quản lý Thị trường trong sạch, vững mạnh.

Theo VietQ.vn

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.