Hoãn thi IELTS: Cần xem lại phương thức tuyển sinh đại học bằng chứng chỉ IELTS?
Nhân việc Hội đồng Anh ra thông báo tạm hoãn tất cả kỳ thi IELTS, đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Đoàn Thừa Thiên Huế) cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xem lại cách tuyển sinh của các trường đại học.
Hôm qua, cả hai đơn vị tổ chức các kỳ thi IELTS tại Việt Nam, gồm IDP (International Education Specialists) và Hội đồng Anh đều đã thông báo tạm hoãn tổ chức các kỳ thi IELTS từ ngày 10-11 và chưa xác định thời gian tổ chức trở lại.
Bên hành lang Quốc hội, chúng tôi đã có trao đổi với đại biểu Nguyễn Thị Sửu, Tiến sĩ Ngữ văn, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội xung quanh nội dung này.
![]() |
Tạm hoãn tổ chức các kỳ thi IELTS từ ngày 10-11. Ảnh minh họa: vtv.vn |
Phóng viên (PV): IDP và Hội đồng Anh vừa ra thông báo tạm hoãn tất cả kỳ thi IELTS tại Việt Nam từ ngày 10-11 đến khi có thông báo mới. Thông tin này đang được đông đảo người dân, phụ huynh và học sinh quan tâm, nhất là khi nhiều trường đại học hiện nay ưu tiên hoặc kết hợp xét tuyển thẳng với chứng chỉ IELTS. Quan điểm của đại biểu về vấn đề này thế nào?
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu: Nhân việc Hội đồng Anh ra thông báo tạm hoãn tất cả kỳ thi IELTS, tôi nghĩ rằng, ngành giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rà soát lại để có những điều chỉnh, xem lại cách tuyển sinh của các trường đại học.
Tôi thấy rằng, việc xét tuyển ưu tiên chứng chỉ IELTS có những bất cập, trong đó, đặc biệt là có thể tạo ra sự mất công bằng đối với các em học sinh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thực tế, điều kiện học tập của các học sinh nông thôn, miền núi có độ “chênh” so với học sinh thành thị. Ở những vùng này, không thể có các trung tâm ngoại ngữ lớn, các em cũng không có tiền để học các chứng chỉ ngoại ngữ đắt đỏ, như IELTS.
Cùng với đó, các trường đại học cũng cần phải xem xét lại phương thức tuyển sinh bằng IELTS, tránh thiệt thòi cho các học sinh nông thôn, miền núi.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Đoàn Thừa Thiên Huế). |
PV: Không chỉ với chứng chỉ tiếng Anh, việc dừng thi còn ở hàng loạt các chứng khác như tiếng Trung, tiếng Nhật... Một trong những lý do mà nhiều đơn vị đưa ra là để rà soát nhằm hoàn tất hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, trong đó có yêu cầu về bảo đảm các yếu tố chất lượng của các bên liên kết, tránh gian lận. Đại biểu có ý kiến gì về việc này?
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu: Theo tôi, không chỉ chứng chỉ IELTS mà còn nhiều chương trình đào tạo ngoại ngữ khác đang “nở rộ” ở nước ta hiện nay. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đánh giá những tác động của các chương trình đào tạo này tại Việt Nam; đồng thời cũng cần đánh giá kỹ lưỡng về động cơ, tính chất, bản chất hoạt động của từng chương trình nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có IELTS.
Đặc biệt là cần đánh giá về sự minh bạch, khách quan. Theo đó, trong quá trình đào tạo, việc thi cử có thực hiện đúng các quy định về bảo đảm chất lượng hay không? Hiện nay, rất nhiều đơn vị đứng ra tổ chức đào tạo, luyện thi IELTS. Nhất là thời gian gần đây, phong trào luyện thi IELTS được ví như “cơn sốt”, nhiều trung tâm luyện thi đã đưa ra hàng loạt quảng cáo chào mời luyện thi IELTS…
Do vậy, theo tôi, việc rà soát này là điều hết sức cần thiết, bảo đảm sự công bằng cho các thí sinh.
PV: Trân trọng cảm ơn bà!
Ngay khi công bố, Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ ký ngày 26-7-2022, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10-9-2022 đã nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Theo thông tư này, ở điều khoản về bảo đảm chất lượng trong liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài có quy định: Đề thi bảo đảm độ tin cậy, tính chính xác, khách quan, minh bạch, công bằng trong đánh giá năng lực ngoại ngữ của thí sinh. Các cơ sở tổ chức thi của Việt Nam cung cấp thông tin về các yếu tố bảo đảm chất lượng, trong đó có trang thông tin điện tử chính thức, hợp pháp cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng cho thí sinh đăng ký dự thi và phục vụ công tác tổ chức thi, xác thực kết quả thi. Trong trường hợp sử dụng cán bộ coi thi của cơ sở tổ chức thi tại Việt Nam: Mỗi phòng thi phải có ít nhất 1 cán bộ coi thi là giảng viên hoặc giáo viên, các cán bộ coi thi khác phải có trình độ từ cao đẳng trở lên. Địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm để tổ chức thi nhiều yếu tố về phòng thi, có hệ thống camera giám sát ghi được toàn bộ diễn biến của cả phòng thi… Trước những quy định này, nhiều đơn vị có liên kết thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài đã lập đề án xin cấp phép. Tuy nhiên, theo cập nhật, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được sự cho phép chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sau đó, vào ngày 10-11, Hội đồng Anh tại Việt Nam thông báo tạm hoãn tất cả các kỳ thi IELTS và Aptis cho đến khi có thông báo mới. Thông báo nêu rõ: “Quyết định này nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi và có ảnh hưởng tới tất cả các kỳ thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam. Thời điểm các kỳ thi được tổ chức trở lại sẽ phụ thuộc vào phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với Bộ để có được các phê duyệt cần thiết trong thời gian sớm nhất có thể”.
THẢO NGUYÊN
Tin mới
Đông Nam Bộ: Xuất hiện đợt triều cường mới ven biển
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 11-4 đến 17-4, khu vực ven biển Đông Nam Bộ có khả năng xuất hiện một đợt triều cường với mực nước cao nhất tại trạm Vũng Tàu trong khoảng thời gian này có khả năng dưới 4m. Người dân cần đề phòng ngập úng tại các vùng trũng, thấp, ven sông và vùng ngoài đê bao khu vực ven biển phía Đông Nam Bộ.
Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1979/QĐ-UBND, ngày 10-4-2025 về việc thành lập Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thành phố Hà Nội năm 2025.
Quy hoạch hạ tầng số để phát triển mạng di động 5G
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ký ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BKHCN, quy định chi tiết về quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 71-76 GHz và 81-86 GHz (băng tần E). Thông tư có hiệu lực từ ngày 15-5-2025.
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Mỹ Donald Trump lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc dù cuộc chiến thuế quan tiếp tục leo thang khi ông tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc lên 145%.
Unilever đầu tư nhà máy 800 triệu USD tại Mexico bất chấp chính sách thuế của Mỹ
Tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới Unilever đang lên kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy trị giá 800 triệu USD tại bang Nuevo León, miền Bắc Mexico, trong đó đa số sản phẩm sẽ được xuất sang thị trường Mỹ và Canada, bất chấp những thách thức liên quan đến chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump.
Iran cảnh báo có thể trục xuất các thanh sát viên hạt nhân của Liên hợp quốc
Ngày 10-4, một cố vấn của nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei cảnh báo rằng Iran có thể trục xuất các thanh sát viên thuộc cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc khi "các mối đe dọa" gia tăng trước các cuộc đàm phán quan trọng với Mỹ.