Học giả Nga kỷ niệm 100 năm Ngày Bác Hồ đến Liên bang Nga
Ngày 30-6, tại Viện Hồ Chí Minh thuộc Trường Đại học Tổng hợp St-Peterburg đã diễn ra Hội thảo quốc tế với chủ đề “Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh: 100 năm sau”. Hội thảo được tổ chức nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt chân đến LB Nga.
Hội thảo diễn ra dưới cả hình thức trực tiếp và trực tuyến, với các đầu cầu tại Đại học Tổng hợp St-Peterburg, Viện Trung Quốc và các quốc gia châu Á đương đại thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga, Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga và Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (người đầu tiên bên trái hàng ngồi) chụp ảnh với một số đại biểu tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản của tại Moskva, Nga từ ngày 17-6 đến 8-7-1924. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Phát biểu chào mừng Hội thảo, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ASEAN thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga, ông Vladimir Mazyrin, nhấn mạnh trong hơn 10 năm ở châu Âu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hình dung cho mình một bức tranh khá đầy đủ về phong trào cộng sản, qua đó tạo nên cho Người những giá trị đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, điều đặc biệt quan trọng đối với chủ quyền của Việt Nam. Những kiến thức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh có được đã góp phần tạo nên thành công của Cách mạng Tháng Tám và xây dựng một nhà nước Việt Nam dân chủ độc lập.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thứ hai Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga, cho biết 100 năm trước, Việt Nam chưa được biết đến nhiều trên thế giới. Khi đó, người thanh niên Nguyễn Ái Quốc trên con đường cách mạng đầy khó khăn của mình đã lần đầu tiên đặt chân đến thành phố Peterograd, nay là thành phố St-Peterburg. Sau đó, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã tiến hành Cách mạng Tháng Tám và thành lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ đó tới nay đã hơn 70 năm, Việt Nam-Liên Xô trước đây và Việt Nam-LB Nga ngày nay luôn vai kề vai và đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển quan hệ truyền thống tốt đẹp cũng như quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Trong các phiên thảo luận, các học giả Nga và Việt Nam đều thống nhất cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin để lãnh đạo thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam cũng như góp phần vào phát triển quan hệ giữa hai nước.
TTXVN
Tin mới
Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng
Ít nhất 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ đánh bom xảy ra vào sáng 9-11 tại một nhà ga tàu hỏa ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.
Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập
Sáng 9-11, Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập Vương quốc Campuchia (9-11-1953 / 9-11-2024) và kỷ niệm 71 năm thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia được tổ chức long trọng tại Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh.
Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12
Tân Hoa xã ngày 9-11 dẫn tuyên bố của lực lượng Houthi ở Yemen cho biết vừa bắn hạ thêm máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper với biệt danh “Quái điểu” do Mỹ sản xuất.
Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ (9-11), vị trí tâm bão khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/giờ.
Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên
Ngày 9-11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Chi nhánh Điện Biên phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Bệnh viện E và Sở Y tế tỉnh Điện Biên khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" năm 2024 tại Điện Biên.
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam
Sáng 9-11, tại cảng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân, nhân dân và các lực lượng trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và Nhà giàn DK1/10 năm 2024 chính thức rời cảng lên đường.