Hội nghị an ninh Munich: Tâm điểm là các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông
Hãng thông tấn Anadolu cho hay, ngày 14-2, khoảng 60 nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ các nước, cùng khoảng 150 bộ trưởng từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung ở Munich (Đức) để tham dự Hội nghị an ninh Munich-hội nghị an ninh thường niên nhằm thảo luận về các cuộc xung đột quốc tế, thách thức địa chính trị và quan hệ xuyên Đại Tây Dương.
Hội nghị an ninh Munich lần thứ 61 diễn ra vào thời điểm thay đổi quan trọng khi chính quyền mới của Mỹ nhậm chức vào tháng trước, còn cuộc bầu cử Quốc hội Đức sẽ diễn ra chỉ một tuần sau hội nghị. Báo cáo an ninh Munich 2025 được công bố trước thềm hội nghị cũng cho rằng thế giới đang bước vào kỷ nguyên căng thẳng và bất ổn gia tăng.
Theo Anadolu, kế hoạch hòa bình Ukraine của Tổng thống Mỹ Donald Trump và tình hình Trung Đông sẽ là những vấn đề hàng đầu được thảo luận tại hội nghị. Ngoài các cuộc đàm phán liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine, hội nghị cũng sẽ đề cập đến cuộc khủng hoảng Trung Đông, tiến trình chính trị ở Syria, xung đột ở châu Phi và các vấn đề ở Đông Nam Á.
![]() |
Hiện trường vụ lao xe vào đám đông cách nơi diễn ra Hội nghị an ninh Munich khoảng 1,5km. Ảnh: Daily Mail |
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Phó tổng thống Mỹ JD Vance và ông Keith Kellogg, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Ukraine và Nga, nằm trong số các quan chức hàng đầu tham dự hội nghị cấp cao kéo dài 3 ngày này. Ngoài ra, khoảng 150 bộ trưởng từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả ngoại trưởng các nước công nghiệp phát triển (G7), dự kiến sẽ tham gia tranh luận về chính sách an ninh quốc tế tại Hội nghị an ninh Munich năm nay.
Theo kế hoạch, hội nghị bắt đầu với bài phát biểu khai mạc của Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier. Trong 3 ngày diễn ra hội nghị, Tổng thống Ukraine Zelensky, Phó tổng thống Mỹ Vance, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cũng sẽ có bài phát biểu. Trong khi đó, Tổng thư ký Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, Trưởng công tố Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) Karim Khan và người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn Filippo Grandi dự kiến sẽ tham gia cuộc đàm phán trong khuôn khổ hội nghị. Đáng chú ý, Ngoại trưởng mới của Syria Asaad al-Shaibani sẽ lần đầu tiên tham dự Hội nghị an ninh Munich.
Chương trình chính của hội nghị năm nay sẽ bắt đầu với trọng tâm là các thách thức an ninh toàn cầu, trong đó có quản trị toàn cầu và an ninh khí hậu. Tiếp đó là các cuộc tranh luận về tình trạng trật tự quốc tế cũng như các cuộc xung đột và khủng hoảng khu vực, tương lai của quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương. Hội nghị sẽ kết thúc bằng các cuộc thảo luận về vai trò của châu Âu trên thế giới.
Theo CNN, chỉ một ngày trước khi diễn ra hội nghị, tại Munich đã xảy ra vụ lao xe vào đám đông khiến ít nhất 28 người bị thương. Hiện chưa rõ động cơ của vụ việc, nhưng người đứng đầu lực lượng cảnh sát thành phố Munich Christian Huber nói với các phóng viên rằng nghi phạm được xác định là một người xin tị nạn 24 tuổi đến từ Afghanistan. Trong khi đó, Thủ hiến bang Bavaria, ông Markus Söder, cho biết vụ việc “bị nghi ngờ là một vụ tấn công”.
Vụ việc nói trên khiến chính quyền địa phương phải tăng cường các biện pháp an ninh, với ít nhất 5.000 cảnh sát được triển khai để bảo vệ an toàn cho Hội nghị an ninh Munich.
ANH VŨ
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.