Hội nghị thượng đỉnh G20 ra tuyên bố chung giữa bối cảnh địa chính trị phân hóa
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Rio de Janeiro (Brazil) trong hai ngày 18 và 19-11, đã quy tụ các nhà lãnh đạo của những nền kinh tế lớn nhất thế giới, bàn về những thách thức toàn cầu.
Mặc dù hội nghị bị chi phối bởi sự phân hóa rõ rệt trong các vấn đề địa chính trị, nhưng các nhà lãnh đạo vẫn đạt được một số thỏa thuận quan trọng, bao gồm việc tăng thuế đối với giới siêu giàu, hỗ trợ tài chính cho biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Một trong những kết quả nổi bật của hội nghị là cam kết hợp tác để đảm bảo rằng những người siêu giàu, đặc biệt là các tỷ phú, sẽ bị đánh thuế công bằng hơn. Trong tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo G20 khẳng định sẽ xây dựng các cơ chế chống “lách thuế” hiệu quả và thúc đẩy việc thu thuế đối với những người có tài sản lớn.
Đây là một động thái quan trọng, phản ánh xu hướng toàn cầu nhằm giảm bất bình đẳng và tái phân phối tài nguyên. Tổng thống nước chủ nhà Brazil Luiz Inacio Lula da Silva - người đã đưa vấn đề này lên ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của G20 - cho biết, sự bất bình đẳng tài chính hiện nay không phải là kết quả của thiếu thốn, mà là do những quyết định chính trị không công bằng.
![]() |
Một phiên họp của Hội nghị G20. |
Vấn đề biến đổi khí hậu cũng là một điểm “nóng” tại hội nghị G20 lần này, dù các nhà lãnh đạo chưa thể đưa ra cam kết rõ ràng về tài trợ cho các quốc gia đang phát triển, nhằm tăng khả năng ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.
Tuyên bố chung của G20 ghi nhận nguồn tài chính cần thiết sẽ đến từ “tất cả các nguồn lực”, nhưng không nêu rõ cách thức phân bổ nguồn tiền. Trong khi đó, các cuộc đàm phán tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) ở Azerbaijan về tài trợ khí hậu vẫn đang bế tắc, do bất đồng giữa các quốc gia phát triển và các nền kinh tế mới nổi về nguồn đóng góp tài chính và mức độ đóng góp.
Ngoài tài chính, khí hậu, G20 cũng kêu gọi giảm dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả, song không đề cập đến việc chấm dứt hoàn toàn sử dụng loại nhiên liệu này.
Cuộc khủng hoảng tại Dải Gaza và xung đột ở Ukraine cũng được nhắc đến trong tuyên bố chung của G20, với cam kết mạnh mẽ về việc thúc đẩy ngừng bắn và bảo vệ dân thường. G20 bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình hình nhân đạo thảm khốc tại Gaza và kêu gọi các cuộc ngừng bắn toàn diện tại Gaza và Lebanon.
Hội nghị G20 năm nay diễn ra trong bối cảnh có nhiều căng thẳng địa chính trị. Sự chia rẽ giữa các nước phương Tây và các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc, đã đang làm thay đổi trật tự thế giới. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh vai trò của Bắc Kinh trong bảo vệ trật tự quốc tế và cam kết hỗ trợ các nền kinh tế Nam bán cầu, thông qua những sáng kiến hợp tác và giảm rào cản thương mại. Ngược lại, nước Mỹ dưới sự lãnh đạo sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump đang có xu hướng quay về chính sách “Nước Mỹ trước tiên”, với các biện pháp bảo hộ thương mại, có thể tạo ra thách thức cho hệ thống thương mại toàn cầu, ảnh hưởng tới tương lai của các tổ chức đa phương và làm suy yếu các cam kết chung.
Trong tuyên bố chung kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo G20 tái khẳng định cam kết đối với các mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời nhấn mạnh những thách thức hiện nay, từ biến đổi khí hậu đến xung đột và bất bình đẳng toàn cầu, chỉ có thể được giải quyết thông qua hợp tác đa phương.
Tin, ảnh: TTXVN
Tin mới
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.