• Click để copy

Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu châu Phi: Giải bài toán tài chính cho tăng trưởng xanh

Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu châu Phi lần đầu tiên đã khai mạc tại thủ đô Nairobi, Kenya ngày 4-9. Đây là sự kiện quan trọng mang tính bước ngoặt do Cộng hòa Kenya và Liên minh châu Phi đồng tổ chức.

Sự kiện thu hút những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức xã hội dân sự, khu vực tư nhân, các tổ chức đa phương và đại diện thanh niên từ khắp châu Phi và thế giới tham gia bàn thảo để giải quyết những thách thức cấp bách do biến đổi khí hậu và thúc đẩy hợp tác vì một tương lai bền vững. Với chủ đề “Thúc đẩy tăng trưởng xanh và các giải pháp tài chính khí hậu cho châu Phi và thế giới”, hội nghị lần này là cơ hội để châu Phi củng cố hành động ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu thông qua các giải pháp tài chính khí hậu, đồng thời giới thiệu tiềm năng của châu lục, thiết lập các mối quan hệ đối tác mới trong tăng trưởng xanh.

Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu châu Phi: Giải bài toán tài chính cho tăng trưởng xanh
Tổng thống Kenya William Ruto phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu châu Phi tại Nairobi, ngày 4-9. Ảnh: AP

Theo số liệu từ trang wri.org của Viện Tài nguyên thế giới (World Resources Institute), biến đổi khí hậu đã tác động đáng kể đến hệ sinh thái, nền kinh tế, xã hội của châu Phi. Chỉ riêng trong năm nay, 1,8 triệu người dân châu Phi đã phải di dời do đợt hạn hán kéo dài. Cộng hòa Dân chủ Congo trải qua lũ lụt kinh hoàng. Trong khi đó, bão Freddy-một trong những cơn bão mạnh nhất đổ vào châu Phi đã gây thiệt hại nặng nề cho Malawi và Mozambique.

Theo số liệu của Liên hợp quốc, các nước châu Phi chỉ đóng góp khoảng 3% lượng khí thải carbon toàn cầu nhưng ngày càng phải đối mặt với tác động của thời tiết khắc nghiệt liên quan đến biến đổi khí hậu. Những thảm họa thiên nhiên tàn khốc này dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn khi nhiệt độ trái đất tăng lên.

Mặc dù vậy, lục địa này lại sở hữu những ưu thế quan trọng có thể góp phần thúc đẩy giải quyết vấn đề toàn cầu này. Tài nguyên thiên nhiên dồi dào, dân số trẻ, những nguồn khoáng sản quan trọng và đất canh tác của châu Phi mang lại nhiều cơ hội cho tăng trưởng xanh, thúc đẩy nỗ lực hành động vì khí hậu trên khắp châu lục và toàn cầu.

Hội nghị tại Kenya là hội nghị thượng đỉnh về khí hậu châu Phi đầu tiên, được kỳ vọng sẽ đưa ra lộ trình phát triển nền kinh tế carbon thấp trên khắp lục địa. Cuối hội nghị, lãnh đạo các quốc gia châu Phi dự kiến sẽ ký “Tuyên bố Nairobi về biến đổi khí hậu”, trong đó nêu chi tiết các cam kết về phát triển năng lượng tái tạo, nông nghiệp bền vững, bảo tồn rừng...

Theo Tổng thống Kenya William Ruto, quan điểm của châu Phi về hành động vì khí hậu sẽ là bảo vệ mạng sống của con người và hành tinh khỏi thiên tai. Trong một bài đăng trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), ông nêu rõ: “Chúng tôi mong muốn vạch ra một chương trình nghị sự tăng trưởng mới nhằm mang lại sự thịnh vượng chung và phát triển bền vững. Châu Phi cam kết tận dụng cơ hội có một không hai này để hướng toàn cầu tới những biện pháp, hành động toàn diện chống biến đổi khí hậu”. Để thực hiện được những nguyện vọng đó, ông Ruto cho rằng cộng đồng quốc tế cần giúp giải phóng nguồn tài chính cho lục địa này và giảm bớt gánh nặng nợ ngày càng tăng đối với các nước châu Phi.

Các nhà lãnh đạo châu Phi đang thúc đẩy những công cụ tài chính dựa trên thị trường như tín dụng carbon nhằm huy động nguồn tài trợ mà họ cho rằng đã đến chậm từ các nhà tài trợ ở thế giới giàu có. Trong ngày làm việc đầu tiên của hội nghị, các bộ trưởng môi trường, giám đốc điều hành doanh nghiệp và các nhà vận động khí hậu đã thảo luận về cách mở rộng quy mô tài chính khí hậu và thị trường carbon, đầu tư để thích ứng với nhiệt độ tăng và chuyển đổi hệ thống thực phẩm. Các nhà tổ chức dự đoán những thỏa thuận trị giá hàng trăm triệu USD sẽ được công bố tại hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày này.

HÙNG HÀ

Bài liên quan

Tin mới

Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon
Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon

Ngày 19-9, Israel triển khai hàng loạt máy bay chiến đấu thực hiện các đợt không kích dữ dội nhằm vào các cứ điểm của lực lượng Hezbollah tại Lebanon.

Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024
Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024

Sáng 20-9, Tàu 18 thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Việt Anh, Phó tham mưu trưởng Vùng 2 Hải quân là Trưởng đoàn đã rời cảng Coonawarra, thành phố Darwin, Australia, bắt đầu hành trình về nước sau khi hoàn thành tốt tất cả các khoa mục tại Diễn tập Kakadu 2024 do Hải quân Hoàng gia Australia đăng cai tổ chức.

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.