Iran nêu điều kiện đàm phán với Mỹ
Iran cho biết sẵn sàng đàm phán với Mỹ nhưng không phải trong khuôn khổ chính sách "gây sức ép tối đa" của Washington.
Tờ Firstpost ngày 9-2 dẫn lời Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi nêu rõ: "Cần tiến hành đàm phán về việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, nhưng không phải trong khuôn khổ chính sách gây sức ép tối đa". Phát biểu của Ngoại trưởng Araghchi được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khôi phục chính sách "gây sức ép tối đa" đối với Iran hôm 4-2 vừa qua, trong đó có nỗ lực đưa xuất khẩu dầu mỏ của Iran về mức 0, để ngăn chặn nước Cộng hòa Hồi giáo sở hữu vũ khí hạt nhân. Ông chủ Nhà Trắng nói rằng đây là quyết định khó khăn và cảm thấy phân vân khi đưa ra quyết định này.
Theo Ngoại trưởng Araghchi, chấp nhận đàm phán về dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt trong khuôn khổ chính sách “gây sức ép tối đa” cũng đồng nghĩa với việc đầu hàng. Tờ The Times of Israel dẫn lời nhà ngoại giao Iran nhấn mạnh, nước Cộng hòa Hồi giáo không muốn đàm phán với một quốc gia vừa muốn đàm phán lại vừa áp đặt các biện pháp trừng phạt mới.
![]() |
Tổng thống Masoud Pezeshkian khẳng định các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ không khuất phục được Iran. Ảnh: IRNA |
Sau khi khôi phục chính sách "gây sức ép tối đa" không lâu, Tổng thống Donald Trump lại kêu gọi đàm phán với Iran về một thỏa thuận hạt nhân có thể kiểm chứng, bởi Washington tin rằng Tehran đang tiến "quá gần" tới việc sở hữu vũ khí hạt nhân. Tờ The Jerusalem Post ngày 9-2 đưa tin, ông Donald Trump tuyên bố muốn đạt một thỏa thuận với Iran về phi hạt nhân "hơn là thực hiện ném bom". Ông Donald Trump nhấn mạnh quan điểm mong muốn Iran trở thành một quốc gia lớn mạnh nhưng không được phép sở hữu vũ khí hạt nhân.
Trên thực tế, Iran đã nhiều lần khẳng định chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo chỉ nhằm mục đích hòa bình và phủ nhận mọi ý định phát triển vũ khí hạt nhân. Ngoại trưởng Araghchi cho rằng, mối lo ngại của Mỹ về việc Iran phát triển vũ khí hạt nhân không phải là vấn đề phức tạp và có thể được giải quyết bởi lập trường của Tehran là phản đối vũ khí hủy diệt hàng loạt. Theo Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian, Iran không tìm cách chế tạo vũ khí hạt nhân vì học thuyết của nước Cộng hòa Hồi giáo cấm các hành vi sát hại hàng loạt người vô tội. Ông Pezeshkian nêu rõ, việc kiểm chứng mục đích chương trình hạt nhân của Iran là điều rất dễ dàng. Iran sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho việc kiểm chứng chương trình hạt nhân của nước này nhằm chứng minh rằng không có chuyện phát triển vũ khí hạt nhân.
Hồi năm 2015, Iran và 5 nước Ủy viên Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cùng với Đức (còn gọi là nhóm P5+1: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức) đã ký kết thỏa thuận hạt nhân, hay còn có tên gọi chính thức là JCPOA. Việc ký kết JCPOA là một minh chứng cho thấy căng thẳng và đối đầu có thể được hóa giải bằng con đường ngoại giao. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Donald Trump đã theo đuổi chính sách "gây sức ép tối đa" đối với Iran, trong đó có việc rút Mỹ khỏi JCPOA vào năm 2018, đồng thời tái áp đặt "ma trận" các biện pháp trừng phạt. Từ đây, Iran dần thu hẹp các cam kết của mình trong JCPOA. Song song với đó, Iran cũng tích cực đàm phán trực tiếp với các nước phương Tây còn lại tham gia JCPOA nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.
Trong một diễn biến có liên quan, Tân Hoa xã ngày 9-2 đưa tin, Tổng thống Pezeshkian khẳng định, các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ không thể khiến nước Cộng hòa Hồi giáo bị khuất phục. “Họ cho rằng nếu áp đặt các biện pháp trừng phạt và phong tỏa, Iran sẽ chết đói. Nếu có ý chí, chúng ta sẽ tìm ra cách. Nếu chúng ta dựa vào chính mình, chúng ta sẽ đạt được mong muốn. Chúng ta mong muốn đứng đầu khu vực trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế và công nghệ. Điều này không dễ dàng nhưng có thể đạt được thông qua những nỗ lực to lớn”, nhà lãnh đạo Iran nêu rõ.
HOÀNG VŨ
Tin mới
Bản tin nông sản hôm nay (4-4): Giá cà phê, hồ tiêu duy trì ổn định
Bản tin nông sản hôm nay (4-4): Giá cà phê, hồ tiêu trong nước duy trì ổn định, giá lúa gạo tăng nhẹ.
Thuế 46% của Mỹ - tác động và giải pháp ứng phó
Ngày 2-4-2025 (theo giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố biểu thuế đối kháng có hiệu lực từ ngày 9-4-2025, theo đó thuế suất đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lên đến 46% - chỉ thấp hơn mức 49%, 48% mà Mỹ áp đặt lên Campuchia và Lào.
Mỹ áp thuế đối ứng 46%: Các doanh nghiệp trong nước cần làm gì?
Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp trong nước nhiều giải pháp để giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh Hoa Kỳ áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại toàn cầu.
Người nộp thuế có thể hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
Ngày 3-4, tại cuộc họp báo quý I của Bộ Tài chính, ông Mai Sơn, Phó cục trưởng Cục Thuế cho biết, ngành thuế đã xây dựng và hoàn thành quy trình, ứng dụng hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động toàn trình đối với người nộp thuế.
Hạ thủy thành công tàu dịch vụ điện gió được trang bị công nghệ tiên tiến, hiện đại
Chiều 3-4, tại Quảng Ninh, Công ty Đóng tàu Hạ Long thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) đã tổ chức hạ thủy thành công tàu dịch vụ điện gió CSOV.
Bộ Tài chính nói gì về mức thuế 46% Hoa Kỳ áp dụng với Việt Nam?
Ngày 3-4, tại cuộc họp báo quý I của Bộ Tài chính, ông Trương Bá Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí cho rằng, chính sách thuế quan mới do Chính phủ Hoa Kỳ công bố vào sáng nay, với mức áp thuế 46% hàng xuất khẩu của Việt Nam là thuế suất cao hơn rất nhiều so với hiện hành.