Kết nối văn hóa đọc: Đào sâu một hướng nghiên cứu văn hóa biển, đảo Việt Nam
Nhân học biển là xu hướng tập trung nghiên cứu chuyên sâu về các hoạt động của con người ở không gian biển. Từ hướng nghiên cứu này, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thiệu, nguyên Phó giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và các cộng sự đã hoàn thành cuốn sách “Biển đảo Việt Nam-Từ góc nhìn nhân học” (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2022). Công trình này đã được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tặng thưởng giải Ba A năm 2022.
Với dung lượng 483 trang, ngoài lời nói đầu, lời tựa, kết luận, nội dung chính của cuốn sách gồm 6 chương: “Nhân học biển-Những mối quan tâm và các khuynh hướng”; “Thuyền, bè”; “Ngư cụ và kỹ thuật đánh bắt”; “Muối và cá”; “Tri thức dân gian”; “Đời sống tín ngưỡng của ngư dân”.
Mở đầu cuốn sách, các tác giả cung cấp cho người đọc những kiến thức chung nhất mang tính lý thuyết về nhân học biển. Trong đó, tóm lược về các quan niệm, quá trình phát triển và hiện trạng nhân học biển trên thế giới và ở Việt Nam. Các chương tiếp sau là những chuyên đề chuyên sâu về nhân học biển, đảo.
Bìa cuốn sách. |
Người đọc cũng dễ dàng nhận thấy cách tiếp cận để viết cuốn sách của các tác giả tuân thủ nguyên tắc diện và điểm. Ví dụ đi từ biển thế giới đến biển Việt Nam, đi từ nhân học biển thế giới đến nhân học biển Việt Nam. Về thuyền bè chẳng hạn, người viết đã đi từ tổng quan về bức tranh thuyền bè rất đa dạng trên toàn bộ vùng biển Việt Nam đến 3 loại hình truyền thống đặc trưng ở 3 khu vực: Thuyền ba vách ở biển Bắc Bộ, bè tre ở biển Bắc Trung Bộ và ghe bầu ở biển Nam Trung Bộ...
Cũng về mặt phương pháp, các tác giả đã áp dụng rất thành công “thuật loại trừ”. Ví như ở chương “Đời sống tín ngưỡng của ngư dân”, ở phần tổng quan đầu chương, người viết điểm lược bức khảm tín ngưỡng hết sức đa dạng đã và đang được thực hành trong ngư dân, so sánh chúng với các tín ngưỡng của cư dân trong nội đồng để loại trừ (những tín ngưỡng giống nhau) và chỉ còn giữ lại 3 loại hình tín ngưỡng đậm đặc tính biển, đảo để giới thiệu chi tiết, đó là: Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu, tục thờ cúng âm hồn và tín ngưỡng thờ Cá Ông. Phương pháp loại trừ này cho phép người viết không bỏ qua bất kỳ một loại tín ngưỡng nào mà vẫn làm nổi bật được những tín ngưỡng đặc trưng ở biển, đảo.
Phương châm của tác giả khi viết về văn hóa biển, đảo luôn từ góc nhìn nhân học, ví dụ về nước mắm, người viết đã đặt nội dung này trong chương “Tri thức dân gian”, không kể lể mà nhấn mạnh cách làm nước mắm thuộc loại hình văn hóa chế biến thức ăn không qua lửa (mà bằng cách để lên men)-một tập quán phổ biến trong khu vực Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa (ví dụ người Campuchia làm mắm Prahok, người Lào làm mắm Pá đẹk) đã làm nổi bật tính tương đồng và tính khác biệt về văn hóa của các khu vực khác nhau. Cũng cần phải nói, trong toàn bộ cuốn sách người viết luôn nêu, luận giải ý tưởng trước, sau đó lựa chọn các dẫn liệu rất phong phú để nâng ý tưởng lên. Có thể nói đây là cách viết khắc phục được tình trạng liệt kê các tư liệu một cách tràn lan.
Trong phạm vi một bài viết ngắn, chẳng thể giới thiệu hết được cả về ý tưởng, dẫn liệu lẫn cách tiếp cận và các phương pháp để có được một cuốn sách dày dặn. Từ góc nhìn cá nhân, tôi cho rằng đây là một cuốn sách khá hấp dẫn, ngoài các vấn đề học thuật còn rất hữu ích và có ý nghĩa về nhiều mặt khác.
NGUYỄN VIÊN
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.