Không để doanh nghiệp tư nhân “hụt hơi”
Doanh nghiệp tư nhân có vai trò quan trọng trong việc đưa Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình, trở thành nước có thu nhập cao. Tuy nhiên, khối doanh nghiệp này đang tỏ ra bị “hụt hơi” bởi nhiều khó khăn, thách thức lớn.
44,4% doanh nghiệp gặp khó vì thủ tục hành chính
Những khó khăn dồn dập của kinh tế thế giới trong nhiều năm qua đã gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng của nước ta.
Với quyết tâm đồng hành với doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thử thách, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, Quốc hội, Chính phủ đã sửa đổi, ban hành nhiều chính sách theo hướng tạo môi trường sản xuất, kinh doanh ngày càng thông thoáng hơn. Chẳng hạn như việc cắt giảm giấy phép, xóa bỏ giấy phép con, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thuế, giảm tiền thuê đất, cơ cấu nợ, thực hiện hiệu quả các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp... Nhờ vậy, không ít doanh nghiệp Việt Nam đã “biến nguy nan thành cơ hội”, phục hồi và phát triển tương đối tốt.
![]() |
![]() |
Một phần kết quả khảo sát của Ban IV. Ảnh: CHIẾN THẮNG |
Mới đây, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã tiến hành khảo sát đối với 891 doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2024. Kết quả khảo sát cho thấy, so với kỳ khảo sát hồi tháng 4 năm ngoái, số doanh nghiệp có đánh giá tích cực/rất tích cực về tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay tăng gấp 5 lần; đánh giá tích cực/rất tích cực về kinh tế ngành hiện tại tăng gấp 4 lần; đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế vĩ mô trong 12 tháng tới tăng 5 lần; doanh nghiệp dự kiến mở rộng mạnh quy mô tăng 2,5 lần, mở rộng vừa quy mô tăng 2,7 lần. Điều đó cho thấy, niềm tin của doanh nghiệp đang dần được phục hồi.
Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều thách thức, dẫn tới nhiều doanh nghiệp phải lên những kịch bản ít sáng sủa nhất trong thời gian tới. Kết quả khảo sát của Ban IV cho thấy, 56,1% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn về đơn hàng; 44,4% gặp khó khăn về thủ tục hành chính-chủ yếu là từ các địa phương; 37,7% gặp khó khăn về dòng tiền; 31,7% gặp khó khăn về thông tin thị trường. Đặc biệt, có 47% doanh nghiệp được khảo sát bày tỏ lo lắng trước nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế. Với những khó khăn, thách thức như vậy, 68,5% doanh nghiệp được khảo sát dự kiến giảm quy mô hoặc tạm ngừng kinh doanh trong 12 tháng tới.
“Các khó khăn nêu trên cũng ảnh hưởng đến niềm tin của doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Điều này có thể lý giải phần nào bức tranh tăng trưởng tương đối ảm đạm về đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước trong thời gian gần đây”, Ban IV nêu nhận định.
Doanh nghiệp kiến nghị vấn đề gì?
Để giải quyết những khó khăn, thách thức nêu trên, các doanh nghiệp nêu ra rất nhiều kiến nghị cụ thể. Có thể tóm gọn thành 4 nhóm vấn đề.
Về nhóm vấn đề giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, doanh nghiệp đề xuất miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tái đầu tư; xây dựng chiến lược quốc gia để cải cách chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, phí trước bạ, lệ phí; giảm lãi vay; giảm mật độ thanh tra, nhất là thanh tra về bảo hiểm xã hội, phòng cháy chữa cháy; các địa phương cần đơn giản hóa thủ tục hành chính...
Về nhóm vấn đề tiếp cận vốn vay, các doanh nghiệp kiến nghị tạo thuận lợi hơn để doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn vay ưu đãi; tăng cường hỗ trợ vốn từ các ngân hàng với những chính sách mở, kéo dài thời hạn vay vốn; các ngân hàng cần giảm lãi suất để doanh nghiệp duy trì và tạo đà phát triển; hướng dẫn thêm về vay vốn để mở rộng kinh doanh vì doanh nghiệp không nắm được thông tin; Nhà nước nên có quỹ hỗ trợ khởi nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ...
![]() |
Niềm tin đang dần trở lại với nhiều doanh nghiệp. Ảnh: CHIẾN THẮNG |
Về nhóm chính sách hỗ trợ tiếp cận thị trường, bên cạnh mong muốn được hỗ trợ xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp cũng hy vọng các cơ quan hữu quan có giải pháp hữu hiệu hơn để đánh thuế hàng nhập khẩu qua đường tiểu ngạch và hàng nhập khẩu nhỏ lẻ vào Việt Nam qua sàn thương mại điện tử, tránh để hàng hóa qua các con đường này phá giá bóp nghẹt sản xuất trong nước...
Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng nêu ra nhiều giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Cụ thể là cải cách triệt để thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng cơ bản, đánh giá và loại bỏ bớt các loại giấy phép con, chứng chỉ hành nghề; đẩy mạnh cảnh báo rủi ro về thuế; tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước cạnh tranh công bằng với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...
Chính phủ chung tay gỡ khó
Trên cơ sở báo cáo của Ban IV, ngày 7-10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện số 103/CĐ-TTg về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương trong quá trình xây dựng và ban hành chính sách, cần kiến tạo môi trường thuận lợi giúp doanh nghiệp phát triển, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa để loại hình doanh nghiệp này có khả năng vươn lên và phát triển. Khuyến khích cơ chế doanh nghiệp lớn hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo ra chuỗi giá trị nội địa và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước.
Từng vấn đề kiến nghị, phản ánh của các doanh nghiệp đã được Thủ tướng giao cho các bộ, ngành hữu quan giải quyết với các đầu việc cụ thể. Với chính quyền các địa phương-chủ thể bị các doanh nghiệp kêu ca rất nhiều, Thủ tướng yêu cầu tích cực chủ động gặp gỡ, trao đổi, lắng nghe góp ý, khuyến nghị của doanh nghiệp để kịp thời xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển, hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp tại địa phương theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét...
“Cần quan tâm đến khu vực kinh tế tư nhân, vì đây là “nội lực” của nền kinh tế, có vai trò quyết định đến việc nâng cao năng suất lao động và đưa Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình, trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045”. Nhận định, kiến nghị này của Ban IV là rất xác đáng.
Doanh nghiệp khỏe thì nền kinh tế khỏe và ngược lại. Mong rằng các cơ quan hữu quan và từng cán bộ, công chức thực thi công vụ hết sức đặt lợi ích chung lên trên hết để giải quyết hiệu quả công việc, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
CHIẾN THẮNG
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.
Nghệ An: Xử phạt hộ kinh doanh về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu
Ngày 15/5/2025, Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Nghệ An xử phạt hành chính đối với Hộ kinh doanh NTN có địa chỉ tại xã Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương với số tiền 6 triệu đồng đối với hành vi Buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.
Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai xử lý 54 vụ việc vi phạm trong “Thánh hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”
Thực hiện công văn số 380/TTTN-NV ngày 15/4/2025 của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2025; Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 28/3/2025 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” tỉnh Lào Cai năm 2025; Kế hoạch số 22/KH-SCT ngày 08/4/2025 của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” ngành Công Thương năm 2025. Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lào Cai đã xây dựng Kế hoạch chuyên đề triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, với mục tiêu: