• Click để copy

Khuyến khích, tôn vinh phụ nữ Long Biên làm chủ kinh tế

Chương trình “Ngày hội phụ nữ Long Biên sáng tạo, khởi nghiệp năm 2022” do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Long Biên phối hợp với một số đơn vị tổ chức mới đây đã góp phần cổ vũ, khuyến khích, tôn vinh chị em phụ nữ trên địa bàn lập nghiệp, làm chủ kinh tế.

Khuyến khích, tôn vinh phụ nữ Long Biên làm chủ kinh tế

Ban tổ chức chấm thi các gian hàng tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của phụ nữ Long Biên.

Chương trình “Ngày hội phụ nữ Long Biên sáng tạo, khởi nghiệp năm 2022” có nhiều hoạt động sôi nổi. Cụ thể, các Hội LHPN trên địa bàn đã tổ chức trưng bày 16 gian hàng tôn vinh sản phẩm tiêu biểu do nữ làm chủ, nhằm khơi dậy niềm tự hào, những đóng góp của các tầng lớp phụ nữ trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quận Long Biên. Chương trình “Tặng áo dài - trao yêu thương” đã nhận được hàng nghìn bộ áo dài còn mới do các bà, các chị trên địa bàn quận gửi đến phụ nữ vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc và Hội thi dân vũ thể thao trong cán bộ, hội viên phụ nữ với các tiết mục dân vũ do 14 đội thi của Hội LHPN 14 phường biểu diễn.

Đánh giá về chương trình này, đồng chí Đào Thu Hải, Chủ tịch Hội LHPN quận Long Biên cho biết: “Những năm qua, Hội LHPN quận Long Biên đã bám sát nhiệm vụ chính trị của quận, triển khai các phong trào thi đua của Hội LHPN thành phố Hà Nội và vô cùng tự hào về những đóng góp tích cực của phong trào phụ nữ thời kỳ đổi mới và hội nhập, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển quận Long Biên nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng như: Phong trào “Phụ nữ và nhân dân Thủ đô không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng”, “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc”, cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp...”.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, các cấp hội và cán bộ, hội viên phụ nữ quận Long Biên đã vượt qua nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, tích cực tham gia phục hồi và phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, đóng góp xây dựng đô thị văn minh. Các cấp hội đã chung tay xây, sửa 4 mái ấm tình thương trị giá 190 triệu đồng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ vùng biên theo chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, tín chấp và quản lý số vốn trên 187 tỷ đồng giúp 3.577 hội viên vay phát triển kinh tế, hỗ trợ 28 phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp; thành lập 1 hợp tác xã do phụ nữ làm chủ; ra mắt 7 sân chơi an toàn cho trẻ em, biến 4 điểm chân rác thành vườn hoa, đảm nhận mới 19 đoạn đường, tuyến phố nở hoa, vẽ tranh bích họa kiểu mẫu (trong đó có 1 đoạn đường dài 1.000m đạt giải nhất Cuộc thi “Đoạn đường/tuyến phố bích họa/nở hoa kiểu mẫu" cấp thành phố; ra mắt 38 mô hình văn hóa, văn nghệ, 18 mô hình an toàn thực phẩm. Chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương” đã kết nối hỗ trợ 42 trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi do Covid-19. Hưởng ứng chương trình “Tết trồng cây - Phụ nữ vun trồng tương lai”, Hội khỏe phụ nữ Thủ đô; tổ chức tuần lễ áo dài, Lễ báo công dâng Bác, ngày hội vào bếp bằng cả trái tim, ngày hội văn hóa thể thao, ngày hội phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, hội thi dân vũ thể thao... đã để lại nhiều dấu ấn, tích cực trong việc thực hiện chủ đề năm của thành phố Hà Nội và của quận Long Biên.

Trong số những tấm gương phụ nữ khởi nghiệp quận Long Biên có thể kể tới chị Mai Thị Hằng, sinh năm 1976, hội viên chi hội Phụ nữ Tổ dân phố số 19 phường Đức Giang, được biết đến là một người phụ nữ đảm đang năng động, lập nghiệp phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, chị Hằng học nghề và xin vào làm tại Công ty may Nghi Tàm. Sau khi xây dựng gia đình, với bản tính chăm chỉ, năng động, chị Hằng cùng chồng đã cùng nhau xây dựng kinh tế từ bàn tay trắng. Đến nay, xưởng gia công sản xuất thép của chị Hằng hoạt động hiệu quả, đạt thu nhập cao. Chị Hằng chia sẻ: “Bản thân tôi luôn ý thức rằng phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình là rất cần thiết. Kinh tế gia đình ổn định mới có điều kiện giúp đỡ những người khác hoàn cảnh khó khăn hơn mình tạo công ăn việc làm cho con em trong họ".

Trong khi đó, bà Âu Thị Tập (tổ 2, phường Việt Hưng, quận Long Biên) không chỉ nhiệt tình trong công tác xã hội mà còn giỏi trong việc làm kinh tế, mỗi năm, mô hình vườn - ao - chuồng (VAC) của gia đình đưa về thu nhập hàng trăm triệu đồng. Để có thêm những kiến thức về phát triển mô hình VAC, bà Tập đã tìm mua sách hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, cách phòng dịch cho gia súc, gia cầm, rồi cùng chồng bắt tay vào tẩy uế chuồng trại, thau rửa ao chuồng đúng quy trình kỹ thuật. Hơn 10 năm gắn bó với vườn cây ao cá, cuộc sống gia đình bà Âu Thị Tập được cải thiện từng ngày. Mỗi năm, mô hình VAC đưa lại thu nhập trên 100 triệu đồng cho gia đình, không kể những năm cá trúng đậm, gia đình bà Tập thu hoạch trên hai tấn cá, bán được 80 triệu đồng; tiền bán gà, bán lợn cũng cho chị khoảng trên 60 triệu đồng.

Khuyến khích, tôn vinh phụ nữ Long Biên làm chủ kinh tế

                              Chương trình “Tặng áo dài-Trao yêu thương” nhận được sự quan tâm của cộng đồng. 

Đánh giá về việc khuyến khích phụ nữ lập nghiệp, làm chủ kinh tế, đồng chí Đào Thu Hải Chủ tịch Hội LHPN quận Long Biên khẳng định: “Chương trình “Ngày hội phụ nữ Long Biên sáng tạo, khởi nghiệp năm 2022” nhằm tăng cường giao lưu, chia sẻ học hỏi kinh nghiệm trong hoạt động hội và đặc biệt là tạo sự gắn bó, tình đoàn kết giữa cán bộ, hội viên phụ nữ các phường trên địa bàn, tiếp tục hưởng ứng chương trình “Toàn dân rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Sau màn biểu diễn sôi động, thu hút sự cổ vũ của đông đảo khán giả, kết quả, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho Hội LHPN phường Việt Hưng, giải Nhì cho Hội LHPN các phường Giang Biên và Phúc Lợi, giải Ba cho Hội LHPN phường Đức Giang, Gia Thụy và Phúc Đồng”.

Bài, ảnh: LINH AN

Tin mới

Nỗi lo giáo dục đại học
Nỗi lo giáo dục đại học

Con số gần 100 trường đại học đang tìm mọi cách để thu hút, bổ sung thí sinh cho đủ chỉ tiêu tuyển sinh vào trường gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Nhiều trường đại học cần bổ sung từ 200 đến 500 chỉ tiêu nhưng số thí sinh đăng ký chỉ dừng lại ở con số vài chục em.

Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4
Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công điện số 07/CĐ-BTTTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở thông tin các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó bão số 4.

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững
Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững

Một trong những xu hướng phổ biến của lĩnh vực kiến trúc hiện nay là tái thiết di sản kiến trúc-cảnh quan, chuyển đổi công năng, trở thành những công trình văn hóa-nghệ thuật công cộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời tạo sản phẩm mới của công nghiệp văn hóa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp.