• Click để copy

Kỷ niệm 70 năm ký kết Hiệp định Geneva (1954 - 2024)-Mốc son lịch sử của ngoại giao cách mạng Việt Nam: Bài 3: Thắng lợi mang tính bước ngoặt (Tiếp th

Cùng với Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Paris (1973), Hiệp định Geneva (1954) về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã trở thành một trong 3 văn kiện ngoại giao quan trọng nhất trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Hội nghị Geneva được ký kết bao gồm nhiều văn kiện, nhưng chủ yếu là: 3 hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia; bản tuyên bố cuối cùng của hội nghị; bản tuyên bố riêng ngày 21-7-1954 của Mỹ tại Hội nghị Geneva; bản tuyên bố của Chính phủ Pháp ngày 21-7-1954; các công hàm trao đổi giữa Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng với Thủ tướng Pháp Pierre Mendès France.

Theo hiệp định, những thỏa thuận đã đạt được chung cho 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia là: “Công nhận và tôn trọng các quyền cơ bản của nhân dân 3 nước Đông Dương là độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, không can thiệp vào nội bộ của mỗi nước. Đình chỉ chiến sự trên toàn cõi Đông Dương. Pháp rút quân khỏi lãnh thổ 3 nước; Quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Lào và Campuchia. Không có căn cứ quân sự ngoại quốc và không liên minh quân sự với nước ngoài. Không trả thù những người hợp tác với đối phương. Trao trả tù binh và những người bị giam tù. Ủy ban liên hiệp và Ủy ban kiểm soát, giám sát quốc tế”.

Kỷ niệm 70 năm ký kết Hiệp định Geneva (1954 - 2024)-Mốc son lịch sử của ngoại giao cách mạng Việt Nam: Bài 3: Thắng lợi mang tính bước ngoặt (Tiếp theo và hết)
Ngày 20-7-1954, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký hiệp định đình chiến ở Việt Nam. Ngay sau đó, hiệp định đình chiến ở Lào và Campuchia cũng được ký kết. Ảnh tư liệu 

Với Hiệp định Geneva, ở mỗi nước còn đạt được những thỏa thuận riêng. Đối với Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời, không coi là ranh giới chính trị hay lãnh thổ; Quân đội nhân dân Việt Nam tập kết ở Bắc vĩ tuyến 17, quân đội liên hiệp Pháp tập kết ở Nam vĩ tuyến 17. Hiệp thương giữa hai miền vào tháng 7-1955 và tổng tuyển cử vào tháng 7-1956. Tự do lựa chọn vùng sinh sống. Việc chuyển quân và rút quân chậm nhất 300 ngày. Bản hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam bao gồm 6 chương, 47 điều; ngoài ra còn có phụ bản kèm theo nói rõ thêm về “giới tuyến quân sự tạm thời, khu phi quân sự và các khu đóng quân tạm thời”.

Kết quả của Hội nghị Geneva năm 1954 về hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương được ký kết trong bối cảnh, tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp và bị chi phối bởi ý đồ chiến lược, lợi ích của các nước lớn tham gia hội nghị, nên chưa phản ánh đầy đủ xu thế thắng lợi của ta trên chiến trường và xu thế chính trị của cuộc đấu tranh giữa ta và Pháp, các yêu cầu và mục tiêu của Trung ương Đảng và Chính phủ đề ra lúc ban đầu. Tuy nhiên, hiệp định được ký kết là một thắng lợi to lớn, vẻ vang của nền ngoại giao cách mạng non trẻ của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á-Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đó là một thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống xâm lược; sự đoàn kết nhất trí, chiến đấu kiên cường trong suốt 9 năm, đặc biệt là phát huy được thế thắng của ta trên chiến trường sau Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Ngay sau khi Hiệp định Geneva được ký kết, ngày 22-7-1954, trong Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Geneva đã thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Hội nghị Geneva đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to”. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, các nước lớn đã phải công nhận những quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam gồm độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Đây là một văn kiện pháp lý quốc tế, một giải pháp đồng bộ về chính trị và quân sự nhằm kết thúc cuộc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; chấm dứt sự có mặt của quân đội Pháp ở Đông Dương; xóa bỏ ách đô hộ kéo dài gần một thế kỷ của thực dân Pháp ở Việt Nam và trên toàn cõi Đông Dương. Nó vượt ra ngoài ý đồ ban đầu của các nước lớn định giới hạn Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia trong khuôn khổ của một hiệp định ngừng bắn đơn thuần kiểu Triều Tiên. Về mặt chính trị và pháp lý, các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia là chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được các nước tham gia hội nghị công nhận và cam kết tôn trọng. Hiệp định Geneva là thắng lợi to lớn có tính bước ngoặt của cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do của dân tộc; xác nhận trên phạm vi quốc tế sự thất bại của cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của một thực dân hùng mạnh, mở đầu cho sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ trên quy mô toàn cầu, góp phần cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trên thế giới.

Đánh giá về Hiệp định Geneva, Nghị quyết của Bộ Chính trị (tháng 9-1954) về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách của Đảng đã nêu rõ: Đó là một thắng lợi của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Khmer. Đó là kết quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống thực dân gần một thế kỷ nay của nhân dân Đông Dương, đặc biệt đó là kết quả cuộc đấu tranh vũ trang anh dũng của nhân dân Việt Nam trong tám, chín năm nay dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

34 năm sau (tháng 11-1988), khi đánh giá về ý nghĩa của Hiệp định Geneva, Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) đã kết luận: Với Hiệp định Geneva năm 1954, tuy ta chưa hoàn thành mục tiêu giải phóng cả nước, nhưng đã đánh dấu cột mốc lịch sử quan trọng: Đánh bại thực dân Pháp, giải phóng miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững mạnh, chuẩn bị điều kiện để tiến lên tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này.

70 năm đã trôi qua, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi, nhưng Hiệp định Geneva vẫn luôn giữ nguyên giá trị, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau.

LÊ VĂN THÀNH

Bài liên quan

Tin mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiêu hủy hơn 38.000 sản phẩm tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiêu hủy hơn 38.000 sản phẩm tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu

Sáng ngày 19/9/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiến hành tiêu hủy lượng hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu với tổng trị giá hàng hóa ước tính hơn 1,6 tỷ đồng.

Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Nghệ An
Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Nghệ An

Chiều ngày 19/9/2024, Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Nghệ An.

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thừa Thiên Huế
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thừa Thiên Huế

Thực hiện Kế hoạch số 37/KH-VPTT ngày 28/9/2024 của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về việc kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các chuyên đề, kế hoạch, chỉ đạo về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, ngày 17/9/2024, tại Trụ sở Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389/TTH), Đoàn công tác của Văn Phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã làm việc với Ban Chỉ đạo 389/TTH.

Nghĩa tình tương thân tương ái đối với vùng thiên tai, bão lũ tại Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Nghĩa tình tương thân tương ái đối với vùng thiên tai, bão lũ tại Cục QLTT tỉnh Yên Bái

Bão Yagi (cơn bão số 3) đi qua đã để lại những mất mát vô cùng to lớn cho đồng bào tại một số địa phương khu vực miền Bắc nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Những trận sạt lở đất kinh hoàng vùi lấp nhiều ngôi nhà, lũ ống, lũ quét, hàng ngàn ngôi nhà trong toàn thành phố bị ngập lụt phải đi sơ tán…cơn bão số 3 đã cướp đi sinh mạng của bao người và cuốn trôi nhiều tài sản của người dân tại các địa phương, không thể kể hết được những mất mát của đồng bào các tỉnh phía Bắc và những nỗi đau mà đồng bào tỉnh Yên Bái đang phải gánh chịu.

Nhiều sản phẩm không đạt chất lượng bị yêu cầu thu hồi, tiêu hủy
Nhiều sản phẩm không đạt chất lượng bị yêu cầu thu hồi, tiêu hủy

Nhiều lô hàng là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm gồm kem dưỡng trắng da chống nắng và kem bôi da vừa bị Cục Quản lý Dược Bộ Y tế ra thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc.

Kết luận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam sang Mỹ
Kết luận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam sang Mỹ

DOC vừa thông báo kết quả sơ bộ cho đợt rà soát lần thứ 20 thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng cá tra - basa phi lê đông lạnh của Việt Nam. 8 doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có liên quan.